Đời sống

Ngộ độc thực phẩm và những rủi ro từ thức ăn đường phố tại Đà Nẵng

Lê Kung Diễm
Tác giả: Lê Kung Diễm
Lợi nhuận trước, sức khỏe của người tiêu dùng chỉ xếp sau là suy nghĩ của nhiều người bán thức ăn đường phố. Vì vậy, dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc bị ngộ độc thực phẩm.
ngo doc thuc pham va nhung rui ro tu thuc an duong pho tai da nang
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố

Không nói đến nhà hàng, khách sạn, những quán ăn có đăng ký kinh doanh, nơi việc bảo đảm an toàn thực phẩm được chú trọng và quản lý khá chặt chẽ thì thị trường ăn uống hiện nay có rất nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống không có giấy phép đăng ký hoạt động. Ở những nơi này, người tiêu dùng không biết nguồn gốc nguyên liệu đã đành, mà còn không biết cả quy trình chế biến có an toàn hay không? Dụng cụ đựng thức ăn có được đảm bảo sẽ không có côn trùng xâm nhập, bụi bám? Khu vực bán hàng ăn có đảm bảo vệ sinh môi trường?

Anh L.V.T, lái xe taxi ở Đà Nẵng kể: “Có lần vô quán cơm tấm có tiếng đông khách nhưng một lần ra sau nhà đi vệ sinh, ngang qua bếp, thấy ba con chuột, con nào con nấy to gần bằng con mèo nối đuôi chạy ào ào, băng qua mấy cái rổ rau là tôi cạch quán đó luôn”. Trên đường Hùng Vương có quán bún chả cá khá đông khách. Tối nọ tôi dẫn ông bạn từ Sài Gòn về, vào ăn. Thấy cô nhân viên hốt rau sống bằng tay trần đã ớn, nhưng khi tôi gắp rau bỏ vào tô mới hoảng. Tô rau sống có lẫn mấy cái xương cá không hề nhỏ. Chứng tỏ rau sống thừa, thay vì đổ đi thì được dùng lại. Tôi hỏi anh chủ quán phở gia truyền trên đường Lê Văn Hiến, quận Ngũ Hành Sơn, vì sao thái thịt không dùng găng tay, anh nói “nó khó chịu”, chỉ bốc bánh phở mới cần găng tay thôi. Một cô bán mì Quảng trên đường Ngô Quyền, nói lâu lâu mới có đoàn kiểm tra một lần. Khi nào có đoàn kiểm tra thì mình mang găng tay, cột tóc cao lên và đội mũ… “Mà nói thiệt với chú, đeo găng tay nó vướng lắm! Cũng có quán, người chế biến mang găng cả hai tay nhưng nồi nước dùng lại không có nắp vung…”, cô nói.

Nếu chịu khó quan sát nhiều chỗ bán thức ăn đường phố, vỉa hè, hẻm, việc dùng nước rửa chén bát mới thất kinh. Do chiếm dụng vỉa hè làm nơi buôn bán nên nguồn nước dành cho rửa tô, ly, chén rất hạn chế, vì thế việc rửa phải tiết kiệm nước. Quán mì Quảng kể trên bán từ sáng đến chiều chỉ dùng hai thùng nước rửa (loại thùng nhựa đựng sơn nước). Tô, bát chỉ được tráng sơ nước rồi lau khô. Bày quán bán bún, mì ở vỉa hè nhưng tô, dĩa, rổ rá đựng bún, mì, rau không được che đậy. Cạnh cái thau rửa bát là thùng chứa nước thừa ruồi bu không nắp đậy! Bà Đ.T.Y.P ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận Hải Châu kể, có lần mua ký bún tươi ở chợ đã hoảng hồn khi thấy người bán dùng tay trần hốt và ngắt sợi bún bỏ vào bao nhựa mà kẽ tay dính bẩn. Vì lý do tế nhị, bà nhắc khéo người bán rồi sau đó bỏ gói bún vừa mua vào… thùng rác dọc đường.

ngo doc thuc pham va nhung rui ro tu thuc an duong pho tai da nang
Thức ăn đường phố được bày bán tràn lan không có sự kiểm soát dẫn đến ngộ độc thực phẩm

Năm 2018, ngành Y tế toàn thành phố đã kiểm tra 11.768 cơ sở, trong đó có 153 cơ sở vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm, bảo đảm an toàn tực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống. Ngành Y tế thành phố cũng đã thành lập 95 đoàn thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm, trong đó có 75 đoàn liên ngành. Theo thống kê mới nhất của Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố, hiện có 3.739 cơ sở dịch vụ ăn uống, 4.085 dịch vụ ăn uống không đăng ký kinh doanh. Dịch vụ thức ăn đường phố có 3.685 cơ sở. Năm 2018, thanh tra, kiểm tra 3.464 cơ sở dịch vụ thức ăn đường phố tuyến xã, phường nhưng không xử lý trường hợp nào, chỉ cảnh cáo và nhắc nhở. Rất may trên địa bàn đã không xảy ra ngộ độc hàng loạt, đông người, không có tử vong do ngộ độc thức phẩm.

Ông Nguyễn Tấn Hải, Trưởng ban Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố chia sẻ: “ Phần lớn cán bộ làm nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm tuyến quận, huyện, xã, phường chỉ được đào tạo, tập huấn kiến thức qua các lớp ngắn ngày, chưa được đào tạo chuyên ngành. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý an toàn thực phẩm ở quận, huyện và xã phường hiện đều kiêm nhiệm, không chuyên trách, vị trí công việc không ổn định nên nắm bắt công việc không kịp thời, còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ. Việc xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy phép đăng ký kinh doanh, thức ăn đường phố gặp khó khăn, do các cơ sở này lúc kinh doanh, lúc nghỉ và đa số có hoàn cảnh kinh tế khó khăn”.

Xem ra việc xử lý theo các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm còn quá nhiều bất cập. Có lẽ người tiêu dùng phải tự cứu mình trước khi trời cứu.

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm