Ngày hội việc làm quận Tây Hồ: Cơ hội định hướng nghề nghiệp cho người trẻ
Thị trường lao động

Ngày hội việc làm quận Tây Hồ: Cơ hội định hướng nghề nghiệp cho người trẻ

Gia Hưng
Tác giả: Gia Hưng
Sáng 28/9, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội phối hợp cùng UBND quận Tây Hồ tổ chức “Ngày hội giao dịch việc làm và tư vấn nghề nghiệp cho thanh niên, học sinh, sinh viên quận Tây Hồ năm 2024”. Sự kiện nhằm giúp các bạn trẻ tiếp cận với thị trường lao động, đồng thời nhận được sự tư vấn cụ thể về định hướng nghề nghiệp và con đường học tập trong tương lai.
Tuyển dụng 2.140 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024
Ngày hội giao dịch việc làm: Cơ hội định hướng tương lai cho học sinh, sinh viên quận Tây Hồ
Khai mạc Ngày hội giao dịch việc làm. Ảnh: Quang Dương

Nhiều bạn trẻ còn loay hoay với định hướng nghề nghiệp

Nguyễn Thị Quỳnh, sinh năm 2006, quê ở Yên Thành, Nghệ An, hiện đang làm phục vụ tại một quán nước nhỏ trên đường Phú Thượng (quận Tây Hồ). Quỳnh biết đến phiên giao dịch việc làm qua tờ rơi và mong muốn tìm cho mình một ngành nghề để học tập, nhưng vẫn chưa xác định rõ con đường nào phù hợp.

Tại phiên giao dịch, Quỳnh đã được tư vấn về nhiều lựa chọn như du học Hàn Quốc, Nhật Bản hay theo học các khóa đào tạo tại FPT Arena... Tuy nhiên, em vẫn còn băn khoăn, mong muốn tìm được một công việc vừa học vừa làm để có thêm thu nhập.

Quỳnh chia sẻ rằng bố mẹ khuyến khích em học đại học, nhưng em lo ngại về chi phí cao và khó tìm được việc làm sau khi ra trường. Thay vào đó, Quỳnh mong muốn tìm hiểu về các khóa học nghề để có lựa chọn thực tế hơn. Nhờ sự tư vấn từ các chuyên gia tại sự kiện, Quỳnh đã có thêm thông tin hữu ích, giúp em có cái nhìn rõ ràng hơn cho tương lai.

Ngày hội giao dịch việc làm: Cơ hội định hướng tương lai cho học sinh, sinh viên quận Tây Hồ
Các đại biểu thăm các gian hàng tuyển dụng. Ảnh: Quang Dương.

Chị Thủy, cư trú tại phường An Dương Vương, cũng đưa con trai lớp 12 đến tham dự phiên giao dịch việc làm, với mong muốn giúp con tiếp cận sớm với thị trường lao động. Chị chia sẻ, gia đình đã tư vấn cho con nhiều hướng đi, nhưng con vẫn chưa thực sự quan tâm và chưa xác định được con đường học tập hay nghề nghiệp tương lai. Nhờ sự tư vấn từ các cán bộ tại sự kiện, cả hai mẹ con đã hiểu rõ hơn về các ngành đào tạo và cơ hội việc làm từ các trường đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Trước thực tế nhiều bạn trẻ vẫn chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, Ngày hội giao dịch việc làm và tư vấn nghề nghiệp là cơ hội quý báu để học sinh, sinh viên tiếp cận trực tiếp với các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo. Sự kiện không chỉ mang lại thông tin về các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng, mà còn giúp người trẻ hiểu rõ hơn về các yêu cầu của thị trường lao động.

Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, cho biết sự kiện này cung cấp 550 chỉ tiêu tuyển sinh trong các ngành như lập trình viên, thiết kế đồ họa và game 3D. Bên cạnh đó, cơ hội việc làm cũng tập trung chủ yếu vào nhóm tuổi 18 - 25 với 1.038 chỉ tiêu (42,9%) và nhóm tuổi 26 - 35 với 874 chỉ tiêu (36,1%).

Ngày hội giao dịch việc làm: Cơ hội định hướng tương lai cho học sinh, sinh viên quận Tây Hồ
Nguyễn Hữu Hùng (trái) cùng bạn đến phiên giao dịch việc làm. Ảnh: Thảo Vân.

Sự kiện thu hút các doanh nghiệp uy tín như: Công ty cổ phần y tế Hoàng Khánh, Công ty Luật TNHH đầu tư quốc tế An Phát, Công ty TNHH Endo Việt Nam, Công ty cổ phần phát triển công nghệ Pantado, Công ty cổ phần Mediamart Việt Nam, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, Công ty TNHH hệ thống dây Sumi-Hanel…

Gần 3.000 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh

Ngày hội còn tạo ra một cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và người lao động. Nguyễn Hữu Hùng, một cử nhân vừa tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, chia sẻ rằng anh không nhất thiết phải làm đúng ngành đã học, mà chỉ mong tìm được một công việc phù hợp với khả năng của mình. Sự kiện giúp Hùng tiếp cận trực tiếp với các doanh nghiệp, hiểu rõ hơn về yêu cầu công việc, mức lương và chế độ đãi ngộ trước khi đưa ra quyết định ứng tuyển.

Tại Ngày hội, 44 đơn vị và doanh nghiệp đã tham gia, cung cấp tổng cộng 2.971 chỉ tiêu tuyển dụng và tuyển sinh. Đặc biệt, có 430 chỉ tiêu với mức thu nhập từ 15 triệu đồng trở lên, chiếm 17,8% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng, hướng đến những ứng viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao.

Bên cạnh đó, có 767 chỉ tiêu với mức thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng, chiếm 31,7%, tập trung vào các vị trí quản lý, giám sát và kinh doanh. Chiếm phần lớn là 886 chỉ tiêu với mức thu nhập từ 7 đến 10 triệu đồng (36,6%), dành cho các vị trí ổn định như nhân viên văn phòng, kỹ thuật viên và nhân viên chăm sóc khách hàng.

Ngoài ra, có 278 chỉ tiêu (11,5%) với mức thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng, phù hợp cho các vị trí việc làm thời vụ hoặc dành cho sinh viên mới ra trường. Còn lại là 60 chỉ tiêu với mức thu nhập thỏa thuận, tùy thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên.

Ngày hội giao dịch việc làm: Cơ hội định hướng tương lai cho học sinh, sinh viên quận Tây Hồ
Tham gia trực tiếp tại Ngày hội việc làm giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận trực tiếp với người lao động tiềm năng. Ảnh: Thảo Vân

Ông Nguyễn Phương Linh – Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp – Hệ thống Phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia – Công ty Cổ phần Y tế Hoàng Khánh chia sẻ: Mặc dù công nghệ thông tin phát triển đã giúp người lao động dễ dàng tiếp cận nhiều thông tin tuyển dụng hơn, nhưng vẫn có nhiều rào cản trong việc tìm kiếm nhân sự phù hợp. Người lao động thường thấy các thông tin tuyển dụng trên mạng nhưng không nắm rõ được chi tiết về mức lương, chế độ đãi ngộ, hay mức độ uy tín của doanh nghiệp.

Ngoài ra, với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, việc xây dựng thương hiệu và tạo dựng niềm tin với ứng viên vẫn là thách thức lớn. Ứng viên khi tìm hiểu về công ty thường tự đặt câu hỏi: "Liệu công ty này có thực sự mang lại cho người lao động những gì đã cam kết không?"

Sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường lao động, đặc biệt sau đại dịch, cũng đã làm gia tăng áp lực tuyển dụng. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao nhưng khó tìm được ứng viên phù hợp về kỹ năng và kinh nghiệm. Đối với lao động phổ thông, việc thiếu sự đào tạo ban đầu cũng gây khó khăn trong việc thích nghi và đáp ứng yêu cầu công việc.

Do đó, ông Nguyễn Phương Linh cho rằng, việc được tham gia trực tiếp tại các phiên giao dịch việc làm do UBND quận và Sở LĐ-TB&XH tổ chức giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận trực tiếp với người lao động tiềm năng, đồng thời nâng cao uy tín thông qua quy trình sàng lọc và đánh giá nghiêm ngặt từ ban tổ chức.

“Đây là cơ hội vàng để doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình trên thị trường tuyển dụng và giải quyết được vấn đề thiếu hụt nhân lực hiện tại. Thông qua các phiên giao dịch này, người lao động có thể tiếp cận trực tiếp với doanh nghiệp, tìm hiểu chi tiết về công việc, mức lương, chế độ đãi ngộ, và môi trường làm việc. Điều này giúp họ cảm thấy tin tưởng hơn khi đưa ra quyết định ứng tuyển, đồng thời giúp doanh nghiệp dễ dàng tuyển chọn được những ứng viên phù hợp, sẵn sàng đồng hành lâu dài trong quá trình phát triển", ông Linh khẳng định.

"Trong 9 tháng đầu năm 2024, Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 180.741 lao động, đạt 110% kế hoạch năm, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội Thủ đô, đảm bảo an sinh xã hội", ông Nguyễn Tây Nam, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết.

Video: Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội thông tin về Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Tây Hồ năm 2024.

Tạo hàng ngàn cơ hội việc làm chất lượng cho lao động trẻ tại huyện Đông Anh - Hà Nội Tạo hàng ngàn cơ hội việc làm chất lượng cho lao động trẻ tại huyện Đông Anh - Hà Nội

Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động huyện Đông Anh được tổ chức tại Hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô ...

Tuyển dụng 2.140 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024 Tuyển dụng 2.140 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024

Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2024 được tổ chức ngày 18/5 thu hút 31 đơn vị, doanh nghiệp ...

Ngày hội việc làm quận Cầu Giấy: Đa dạng ngành nghề và vị trí tuyển dụng Ngày hội việc làm quận Cầu Giấy: Đa dạng ngành nghề và vị trí tuyển dụng

Sáng nay 15/6 tại Hà Nội, 45 đơn vị, doanh nghiệp đã tham gia Ngày Hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp quận Cầu ...

Tin mới hơn

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tin tức khác

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Theo quan sát của Manpower Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong ngắn hạn, được nhìn thấy rõ nhất trong ngành sản xuất, chế biến chế tạo.

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.

Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Hà Nội đặt ra mục tiêu năm 2025 tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 12.900 người; trong đó nhóm nghề nông nghiệp 6.790 người; nhóm nghề phi nông nghiệp 6.110 người. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55%.
Xem thêm