![]() |
Gần chục năm kể từ ngày khởi công, nhà máy nước Quỳnh Thọ vẫn chưa một ngày hoạt động - Ảnh: Duy Ngợi. |
Đó là thực trạng của dự án nhà máy nước sạch Quỳnh Thọ được xây dựng ở thôn Thọ Phú, xã Quỳnh Thọ (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An).
Sống cạnh công trình nhà máy nước gần chục năm vẫn "phơi sương", cụ Nguyễn Thị Hương, 72 tuổi ở thôn Thọ Phú, xã Quỳnh Thọ (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) ngao ngán: “Ngày người ta về làm lễ khởi công nhà máy nước sạch, người dân ai cũng khấp khởi vui mừng. Gia đình tôi được chính quyền vận động nên đã đồng ý nhượng lại mấy sào đất ruộng muối với hy vọng không lâu sau, cả làng, cả xã có nước sạch sử dụng, thoát khỏi cảnh chưa đến hạn đã phải đi xin nước về dùng.
“Ấy vậy mà chú coi, gần chục năm trôi qua mà nhà máy nước xây xong chỉ để phơi sương, người dân nơi đây vẫn phải dùng nước nhiễm mặn hoặc dùng nước mưa. Mùa hạn, dân nghèo quê tôi mua từng xe nước với giá 300.000 đến 400.000 đồng”, cụ Hương phàn nàn.
![]() |
Nhiều hạng mục của nhà máy nước được đầu tư hàng chục tỷ đồng bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm - Ảnh: Duy Ngợi |
Qua quan sát của phóng viên Cuộc sống an toàn, Dự án nhà máy nước Quỳnh Thọ đã cơ bản hoàn thành các hạng mục xây dựng như nhà điều hành, bể lắng, hồ chứa nước, tường bao và lắp đặt đường ống vào tận các hộ dân. Tuy nhiên, tại thời điểm phóng viên có mặt, cả công trình nhà máy nước được đầu tư hàng chục tỷ đồng lại bỏ hoang, xung quanh cỏ mọc um tùm. Tại đây, khu nhà điều hành của công trình được người trông coi thành nơi để dụng cụ sản xuất.
Không chỉ vậy, nhiều hạng mục của dự án nhà máy nước đã xuống cấp, hư hỏng. Điển hình như mặt và bờ hồ chứa nước nhiều nơi bong rộp, từng khe nứt chảy dài. Cách đó không xa, hệ thống mương thoát nước dọc tường bao cũng bị gãy sập tấm đậy, trơ những thanh sắt hoen rỉ.
![]() |
Chưa một ngày hoạt động nhưng nhiều hạng mục của nhà máy nước Quỳnh Thọ đã xuống cấp, hư hỏng nặng - Ảnh Duy Ngợi |
Đề cập đến nhà máy nước bỏ hoang, một người đàn ông nuôi tôm ở đây cho hay, họ xây xong rồi bỏ đó suốt mấy năm rồi có làm gì nữa đâu, giờ nhiều chỗ đã hư hỏng. Không hiểu sao họ lại đặt dự án ở đây vì xung quanh là đồng muối, nước sông bị nhiễm mặn. Nghe nói nguồn nước cung cấp cho nhà máy nước phải dẫn từ Quỳnh Giang về, mà mương dẫn nước hỏng hết. Còn nếu lấy nước từ đồng nơi khác về thì đến mùa hạn, nước còn chưa đủ tưới cho những cánh đồng thì sao về đến đây được.
Được biết, nguồn cung nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn xã Quỳnh Thọ từ trước đến nay rất khó khăn. Đây là xã vùng biển nên đất bị nhiễm mặn, người dân chủ yếu phải dự trữ nước mưa để sử dụng. Cả xã có 6 xóm với 1.300 hộ dân thì 3 xóm nằm ở vùng nước mặn, từ trước đến nay phải lợi dụng vào việc thủy triều lên xuống để lọc nước sử dụng.
![]() |
Nếu không có nước mưa, hàng ngàn hộ dân xã nghèo Quỳnh Thọ phải dùng nước giếng nhiễm mặn hoặc mua nước sinh hoạt với giá cao - Ảnh Duy Ngợi |
Năm 2011, UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định 2579-QĐ.UBND về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư và phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án nhà máy nước sạch Quỳnh Thọ. Theo quyết định này, dự án được phê duyệt với tổng mức đầu tư 17 tỉ 960 triệu đồng, trong đó nguồn vốn Nhà nước là 90%, còn lại 10% là vốn đối ứng của địa phương. Trước khi có quyết định này, vào tháng 3/2011, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã có quyết định bố trí cấp vốn 950 triệu đồng cho dự án.
Đầu năm 2013, Dự án nhà máy nước Quỳnh Thọ do UBND xã Quỳnh Thọ làm chủ đầu tư được khởi công xây dựng trên diện tích gần 17.000 m2, thuộc xóm Thọ Phú giáp ranh với xã Quỳnh Diễn với trữ lượng nước 11.000 m3. Đến năm 2015, phía đơn vị thi công đã tiến hành lắp đặt 80 - 90 % đường ống dẫn nước đấu nối từ nhà máy vào tận các hộ dân nhưng đến nay vẫn chưa có nước.
![]() Nhiều hộ dân ở Đà Nẵng bị thiếu nước nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt. |
![]() Nhiều tháng qua, người dân xã Mai Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) phải dùng nước giếng, nước sông không đảm bảo chất lượng. ... |
![]() Sau hai tháng không mưa và đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch, nhiều công nhân được huy động nạo vét lòng sông ở TP ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
