Kinh tế - Xã hội

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển và “cuộc cách mạng” chuyển đổi số

Phương Uyên
Tác giả: Phương Uyên
Để thích ứng tốt hơn với thị trường liên tục đổi mới của một quốc gia đang hội nhập sâu rộng như Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) xác định công nghệ và ngân hàng số là trụ cột của chiến lược phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, BIDV đã có những bước đi tiên phong trong việc thực hiện chuyển đổi số, từ hoạt động quản trị điều hành đến phát triển các sản phẩm, dịch vụ hiện đại...
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển và “cuộc cách mạng” chuyển đổi số

Một tiến trình không thể đảo ngược

Xác định chuyển đổi số là một yêu cầu tất yếu trong xu thế phát triển hiện nay, Ngân hàng BIDV xác định các giải pháp để đẩy mạnh phát triển ngân hàng số. Cụ thể: Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển công nghệ thông tin, chiến lược phát triển ngân hàng số của BIDV đến năm 2025, đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh, quản trị điều hành, xu hướng phát triển công nghệ; tăng cường ứng dụng rộng rãi các công nghệ chủ chốt, đặc trưng của Cách mạng Công nghiệp 4.0; tăng cường năng lực, chuẩn hóa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin đối với các hệ thống công nghệ; chuẩn hóa, tự động hóa các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ; Thực hiện việc chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh....

Trên cơ sở đó, tháng 3/2019, BIDV đã chính thức ra mắt Trung tâm Ngân hàng số - sự kiện đánh dấu bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển và tầm nhìn đến năm 2030. Trung tâm Ngân hàng số ra đời với mục tiêu trở thành trung tâm sáng tạo của BIDV, là nơi sản sinh các sản phẩm tiên tiến, hiện đại hướng tới khách hàng và thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ. Đây là vườn ươm các sáng kiến từ nội bộ Ngân hàng và các công ty khởi nghiệp, nơi các mô hình và sản phẩm mới được thử nghiệm với điều kiện tối ưu.

Tháng 8/2020, BIDV cũng đã phát động chiến dịch chuyển đổi số nền khách hàng, với chủ đề “BIDV Digi Up - Thay đổi để dẫn đầu”. Đây là một bước đi mạnh mẽ của BIDV trong nỗ lực chuyển đổi số hoạt động ngân hàng nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn...

BIDV đã triển khai nhiều hoạt động để hiện thực hóa chiến lược chuyển đổi số như: Ký kết với đối tác chiến lược Hana Bank giúp tăng cường sức mạnh tài chính và học hỏi những công nghệ tiên tiến nhất; ký hợp đồng với Công ty Ernst & Young nhằm xây dựng chiến lược chuyển đổi số; ra mắt các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng với hàm lượng công nghệ cao; kết hợp với các công ty fintech, bigtech để đa dạng hóa và mở rộng hệ sinh thái tạo sự gắn kết của khách hàng với BIDV... BIDV là một trong những ngân hàng đẩy mạnh hợp tác với các công ty fintech để xây dựng hệ sinh thái tài chính tiêu dùng nhằm cung cấp nhiều nhất các tiện ích thanh toán và chi tiêu cho khách hàng trên các ứng dụng của mình. Hiện nay, BIDV đã kết nối với 24 công ty fintech, 756 nhà cung cấp dịch vụ để cung cấp trên 1.500 dịch vụ thanh toán chi tiêu cho khách hàng.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển và “cuộc cách mạng” chuyển đổi số
Trụ sở Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Ngoài ra, BIDV cũng đã tập trung nguồn lực để đẩy nhanh chuyển đổi số trên các lĩnh vực: Xây dựng và phát triển đồng bộ các kênh phân phối hiện đại như: Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking, Web Chat, Facebook, Youtube…; xây dựng đồng thời các kênh tự phục vụ (e-zone) tại phòng giao dịch; Chuyển đổi quy trình thủ công tại quầy lên quy trình tự động vận hành trên các kênh ngân hàng số đối với hoạt động chuyển khoản, thanh toán, trả nợ vay, gửi tiền online, quản lý và trả nợ thẻ tín dụng; Phối hợp triển khai một số sản phẩm sáng tạo như: Samsung Pay, QR Pay, Chat-bot trên ứng dụng Mobile Banking, Swift GPI, rút tiền ATM trên điện thoại; phát triển ứng dụng BIDV Home; ứng dụng Blockchain, công nghệ mới về Robotics và trí tuệ nhân tạo; Triển khai và xây dựng các mô hình khai thác dữ liệu lớn, dữ liệu phi cấu trúc, ứng dụng các mô hình phân tích để đánh giá giá trị vòng đời khách hàng, marketing, bán chéo sản phẩm đúng đối tượng khách hàng…

Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV Phan Đức Tú chia sẻ: “Chuyển đổi số không còn là một khái niệm, mà là hành động cụ thể, quyết định sự sống còn, tồn vong của bất kỳ tổ chức nào, trong đó có các ngân hàng. Chuyển đổi số đòi hỏi ý chí, quyết tâm bền bỉ, mãnh liệt và sự dũng cảm của tất cả mọi người để bỏ đi những cái cũ và tạo lập cái mới của chính mình. BIDV xác định mục tiêu hiệu quả là đầu tiên, lấy công nghệ hiện đại làm khâu đột phá, khách hàng là trung tâm và nguồn nhân lực là cốt lõi”.

Chuyển dịch mạnh mẽ

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển và “cuộc cách mạng” chuyển đổi số

Bằng những chỉ đạo và hành động quyết liệt, việc triển khai ngân hàng số tại BIDV đã đạt được những kết quả tích cực: Chuyển dịch mạnh mẽ các giao dịch sang kênh số góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; điều này đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay, khi cả cộng đồng đang tích cực phòng chống dịch Covid-19.

Đến hết quý II/2020, số lượng khách hàng cá nhân đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV đạt 5,12 triệu khách hàng; tỷ trọng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử trên tổng số khách hàng hiện hữu tăng từ 32,4% năm 2018 lên 42,4%. Số lượng giao dịch qua kênh số đạt 88,4 triệu giao dịch, chiếm tỷ trọng 50% tổng số lượng giao dịch so với mức 38% của cùng kỳ năm 2019. Doanh số giao dịch qua kênh số đạt 1,34 triệu tỷ đồng, bằng 67,1% so với cả năm 2019. Tuy giá trị giao dịch qua kênh số mới chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 9%, nhưng xu hướng đang tăng lên, đặc biệt, doanh số giao dịch thanh toán hóa đơn đến hết quý II/2020 cao hơn 50% của năm 2019, giao dịch chuyển tiền 24/7 tăng đột biến, riêng quý II/2020 cao hơn cả năm 2018 và bằng 75% cả năm 2019...

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển và “cuộc cách mạng” chuyển đổi số

Trong 6 tháng đầu năm 2020, hoạt động chuyển đổi số của BIDV đã tạo được một số điểm nhấn nổi bật: Triển khai thành công cổng thanh toán trực tuyến các dịch vụ công cấp độ 4 trên Cổng Dịch vụ Công Quốc gia; Là một trong bốn ngân hàng đầu tiên triển khai thành công Dự án Thanh toán bù trừ liên ngân hàng; triển khai hệ thống đăng ký trực tuyến BIDV Smart Banking, nghiên cứu áp dụng công nghệ OCR, nhận dạng khuôn mặt, livecheck; lần đầu tiên trên thị trường tích hợp tính năng mua sắm tại Vinmart trên ứng dụng Smart Banking; ra mắt nền tảng BIDV Home - mở ra hệ sinh thái kết nối khách hàng BIDV với thị trường địa ốc; kết nối thành công kiến trúc API với MISA giúp khách hàng doanh nghiệp thực hiện các giao dịch tài chính; là ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ tài khoản định danh và chi hộ online 24/7, hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ và doanh nghiệp fintech quản lý dòng tiền hiệu quả; ứng dụng Machine Learning - AI trong việc xây dựng mô hình dự đoán khách hàng từ bỏ dịch vụ...

Với những kết quả ấn tượng trong chuyển đổi số, BIDV đã được trao giải thưởng “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc”; nhiều năm liền nhận giải thưởng “Ngân hàng điện tử tiêu biểu”. Mới đây, BIDV đã được trao 6 danh hiệu Sao Khuê cho 6 sản phẩm công nghệ xuất sắc, đưa số lượng danh hiệu Sao Khuê mà BIDV nhận được từ năm 2011 đến nay lên con số 18 danh hiệu... Các giải thưởng này đã khẳng định thương hiệu của BIDV - một ngân hàng thương mại có chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) hàng đầu tại Việt Nam...

Với tiềm lực về cơ sở vật chất, con người, sự đoàn kết của hơn 2,5 vạn cán bộ, nhân viên chắc chắn BIDV sẽ có thêm những thành công trên con đường chuyển đổi số, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tầm nhìn trở thành định chế tài chính hàng đầu khu vực Đông Nam Á, có nền tảng số tốt nhất Việt Nam, phấn đấu thuộc nhóm 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á.

Công nhân trong khu giãn cách đồng lòng chống dịch Công nhân trong khu giãn cách đồng lòng chống dịch

Đà Nẵng đã thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ tại 4 phường trên địa bàn thành phố. Trong ...

Số ca nhiễm tăng nhanh, công nhân Bình Dương cần được tiêm vắc xin để yên tâm sản xuất Số ca nhiễm tăng nhanh, công nhân Bình Dương cần được tiêm vắc xin để yên tâm sản xuất

Số ca mắc Covid -19 tại Bình Dương hiện tăng nhanh, riêng ngày 18/7 ghi nhận thêm 281 ca nhiễm trong đó có nhiều công ...

Đón người về quê hương Đón người về quê hương

Hàng loạt các địa phương đã chuẩn bị các phương án đón người dân từ TP. HCM về quê. Động thái này đáng được ghi ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm