Kinh tế - Xã hội

Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Đồng bằng sông Cửu Long dưới góc độ logistics

CÔNG HOAN, Phòng Chính trị Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn
Được coi là vùng kinh tế trọng điểm, đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo, 65% sản lượng thủy sản và 70% sản lượng trái cây xuất khẩu cả nước song hiện tại việc phát triển hệ thống logistics khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang gặp khó khăn.
Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long dưới góc độ Logistics
Toàn cảnh Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh các Doanh nghiệp tại ĐBSCL dưới góc độ logistics”. Ảnh Công Hoan

Phát triển ngành Logistics trở thành mũi nhọn khu vực ĐBSCL

Ngày 30/3, tại TP. Cần Thơ, Tổng công ty (TCT) Tân Cảng Sài Gòn tổ chức hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh các Doanh nghiệp tại ĐBSCL dưới góc độ logistics”. Thượng tá Bùi Văn Quỳ, Phó Tổng giám đốc TCT Tân Cảng Sài Gòn chủ trì. Tham dự còn có các ông: Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) TP. Cần Thơ; Huỳnh Thanh Sử, Phó Giám đốc Sở Công thương TP. Cần Thơ; Nguyễn Vũ Trường, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang; Phạm Hồng Tươi, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan TP. Cần Thơ; đại diện các công ty thành viên thuộc TCT Tân Cảng Sài Gòn và hơn 500 người tham dự trực tuyến qua các nền tảng mạng xã hội Facebook, Youtube, Zoom…

Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long dưới góc độ Logistics
Thượng tá Bùi Văn Quỳ, Phó Tổng giám đốc TCT Tân Cảng Sài Gòn phát biểu tại hội thảo

Nằm ở vị trí liền kề phía Tây vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Camphuchia, phía Tây Nam là Vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là biển Đông, ĐBSCL có vị trí địa lý thuận lợi với mạng lưới đường thủy dài và chất lượng cao, có khả năng khai thác vận tải với 2 tuyến đường thủy huyết mạch từ TP. Hồ Chí Minh đi Kiên Giang, Cà Mau và kênh Quan Chánh Bố cho tàu tải trọng lớn ra, vào sông Hậu...

Với những ưu thế trên, ĐBSCL được coi là vùng trọng điểm kinh tế, đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo, 65% sản lượng thủy sản và 70% sản lượng trái cây xuất khẩu cả nước.

Tuy nhiên, hiện tại việc phát triển hệ thống logistics khu vực ĐBSCL đang gặp khó khăn. Thiếu ngân sách đầu tư, chi phí vận tải của doanh nghiệp cao do thiếu các trung tâm logistics trọng điểm và các hệ thống trung tâm vệ tinh, thiếu bãi container rộng, hệ thống kho ở các cảng, hệ thống giao thông cảng, đường bộ còn hạn chế, đã làm tắc nghẽn chuỗi logistics, dẫn đến tắc nghẽn chuỗi cung ứng hàng hóa... khiến vùng ĐBSCL phát triển chưa xứng với tiềm năng vốn có.

Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long dưới góc độ Logistics
Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ trình bày tham luận "Nâng cao năng lực cạnh tranh các Doanh nghiệp tại ĐBSCL dưới góc độ logistics". Ảnh: Công Hoan

Với mục tiêu Đẩy mạnh liên kết phát triển và phát triển hạ tầng giao thông kết nối với vùng Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh, nhằm khai thác lợi thế, phát triển có hiệu quả sản xuất thủy sản, cây ăn quả, lương thực gắn với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu sản phẩm theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra cho ĐBSCL. Tuy nhiên, để giải quyết được “bài toán” trên, ngành Logistics cần xác định trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn và nhóm ngành được ưu tiên, có vai trò hỗ trợ cho nhóm ngành sản xuất kinh doanh.

Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long dưới góc độ Logistics

Ông Phạm Hồng Tươi (người ngồi thứ hai từ phải sang) - Chi cục trưởng Chi cục Hải quan TP. Cần Thơ phát biểu tại hội Nghị. Ảnh: Công Hoan

Đề xuất giải pháp từ các yếu tố khó khăn nội tại

Qua không khí thảo luận sôi nổi, các chuyên gia cho thấy bức tranh tổng thể về khu vực ĐBSCL và những khó khăn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đến từ các yếu tố nội tại như: Thiếu sự đầu tư về cơ sở hạ tầng kết nối và cơ sở hạ tầng logistics, dịch Covid-19, cước tăng cao, thiếu chỗ,… nhất là trong bối cảnh TP. Hồ Chí Minh triển khai thu phí hạ tầng cảng biển, giá nhiên liệu biến động phức tạp.

Từ đó, đề xuất định hướng giải “bài toán” tiết giảm chi phí - thời gian vận tải, tạo sự liên kết vùng... thông qua việc đề xuất các chính sách hỗ trợ, thu hút logistics từ địa phương; thành lập các câu lạc bộ doanh nghiệp, hiệp hội logistic hỗ trợ cùng phát triển, nâng cao sức cạnh tranh từ phía doanh nghiệp, tiêu biểu là sự trợ lực từ các doanh nghiệp lớn như Tân Cảng Sài Gòn.

Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long dưới góc độ Logistics
Ông Trương Đình Hòe (người ngồi giữa), Tổng Thư ký Hiệp hội Vasep phát biểu tại hội nghị. Ảnh Công Hoan

Tại hội thảo, Đại diện Chi cục Hải quan TP. Cần Thơ, Sở Công thương TP. Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang đồng quan điểm về những khó khăn nội tại đối với ngành Logistics tại vùng ĐBSCL. Đồng thời, cho thấy về phía địa phương đã và đang cố gắng tháo gỡ bằng những chính sách cụ thể, tạo điều kiện phát triển và thu hút các doanh nghiệp logistic đầu tư và phát triển tại khu vực.

Thượng tá Bùi Văn Quỳ, Phó Tổng giám đốc, TCT Tân Cảng Sài Gòn mong muốn tạo được cầu nối giữa các doanh nghiệp, cơ quan ban ngành và các hiệp hội. Ông thực sự phấn khởi khi nghe sự định hướng, kế hoạch phát triển logistics vùng ĐBSCL để kết nối và phát triển dịch vụ logistics từ các đơn vị. Kết quả kinh doanh vượt mức kỳ vọng của hãng tàu Maersk Sealand khi tiên phong mở container rỗng tại cảng Tân Cảng Cái Cui (đạt 100 Teu/tuần và dự kiến sẽ tăng lên mức 200 Teu/tuần); kế hoạch mở rộng thêm dịch vụ lạnh tại Tân Cảng Cái Cui, Tân Cảng Sa Đéc… là một tín hiệu đáng mừng cho hệ sinh thái tích hợp của Tân Cảng Sài Gòn hướng đến mục tiêu “đặt khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh”; mang cảng đến gần chân hàng nhằm đa dạng hóa dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp tại địa phương.

Tân Cảng Sài Gòn đóng vai trò là đơn vị dẫn dắt thị trường với các dịch vụ đang dạng và tiên phong

Với 18 cảng biển trải dài từ Bắc tới Nam thuộc quy mô lớn nhất Việt Nam, Tân Cảng Sài Gòn chiếm 55% thị phần khai thác container của cả nước. Bên cạnh mảng dịch vụ cảng biển, Tân Cảng Sài Gòn còn là nhà cung cấp các hạ tầng dịch vụ logistics đầy đủ từ dịch vụ kho bãi với trên 1 triệu mét vuông kho, vận tải thủy và bộ với gần 2.000 xe đầu kéo, nhiều xe tải nhỏ và 110 sà lan cho các dịch vụ trong nước và quốc tế. Đặc biệt, tại khu vực ĐBSCL, Tân Cảng Sài Gòn đóng vai trò là đơn vị dẫn dắt thị trường với các dịch vụ đa dạng và tiên phong.

Sự đồng hành của Tân Cảng Sài Gòn cùng các cơ quan Nhà nước, Chính phủ, các hiệp hội với ĐBSCL vào thời điểm hiện tại là vô cùng cấp thiết và khẩn trương, tập trung nguồn lực tạo bàn đạp, thúc đẩy hệ thống logistics ĐBSCL vươn mình mạnh mẽ, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong chuỗi cung ứng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, tăng thu nhập cho người sản xuất và phát triển mạnh kinh tế liên kết khu vực ĐBSCL.

Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng mở rộng mạng lưới dịch vụ Nội Á Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng mở rộng mạng lưới dịch vụ Nội Á

Cảng Container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT), Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn vừa đón tuyến dịch vụ mới CI7 của hãng ...

Công ty Cổ phần Dịch vụ biển Tân Cảng nhận Huân chương Lao động hạng Ba Công ty Cổ phần Dịch vụ biển Tân Cảng nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Công ty CP Dịch vụ biển Tân Cảng (sau đây viết tắt Công ty) thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Quân chủng Hải ...

Phụ nữ  Tân  Cảng  Sài  Gòn: Vững  vàng hội nhập kinh tế số Phụ nữ Tân Cảng Sài Gòn: Vững vàng hội nhập kinh tế số

Nhân kỷ niệm 112 năm ngày Quốc tế Phụ nữ và 1982 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sáng 08/3, tại Thành phố Hồ Chí ...

Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn: Tuyên dương 30 tập thể và 75 cá nhân tiêu biểu của các tổ chức quần chúng Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn: Tuyên dương 30 tập thể và 75 cá nhân tiêu biểu của các tổ chức quần chúng

Ngày 02/3, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn long trọng tổ chức sơ kết, tuyên dương các mô hình ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm