![]() |
Cư dân khu đô thị Linh Đàm xếp hàng mua nước sạch chiều tối ngày 16/10/2019 sau sự cố nước sông Đà nhiễm dầu thải. Ảnh tuoitre.vn |
Mua nhà chung cư, người dân đau đáu nỗi lo bỏ tiền mua nước bẩn là tâm lý phổ biến của người dân Hà Nội thời gian qua. Tình trạng thiếu nước sạch hoặc không có nước sạch để sử dụng tại nhiều chung cư trên địa bàn thành phố là nỗi ám ảnh của hàng nghìn người dân.
Thực tế, nhà chung cư đang được xem là giải pháp hữu hiệu cho dân cư đô thị, vừa làm tăng mỹ quan, vừa giải quyết tình trạng thiếu nhà ở. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nước sạch tại các khu chung cư là vấn đề nổi cộm, được người dân đặc biệt quan tâm.
Đơn cử, cuộc khủng hoảng nước sạch khu đô thị gần đây do hệ thống nước sạch Sông Đà bị nhiễm dầu thải ở khu vực phía Tây Hà Nội. Mặc dù biết nước bị nhiễm dầu thải, nhưng công ty này vẫn tiếp tục bán nước bẩn cho người dân sử dụng, bất chấp mối nguy hại đến sức khoẻ con người. Khiến cho cuộc sống của gần 250.000 hộ dân hoang mang, lo sợ, cuộc sống bị đảo lộn vì thiếu nước sạch.
![]() |
Nước có nàu đen kịt tại chung cư HUD3 Tower, Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội trong sự cố nổi tiếng nước mặt sông Đà bị nhiễm dầu thải. Ảnh baomoi.com |
Chị Hạnh sống tại tòa nhà HH1A (Khu đô thị Linh Đàm) cho biết, buổi sáng 10/10 chị phát hiện ra nước có mùi lạ, hôi tanh, sặc mùi clo, nhưng chị không nghĩ là nó nghiêm trọng nên gia đình vẫn dùng bình thường. Con chị mới được 5 tháng tuổi, sau mấy ngày sử dụng nước bẩn, da nổi mẩn ngứa khắp người, con khó chịu và khóc suốt đêm. Chị phải mua nước Lavie để dùng.
Theo thông báo của thành phố Hà Nội ngày 15/10, nước máy sông Đà đã bị nhiễm độc, hàm lượng styren trong nước vượt ngưỡng từ 1,3 - 3,6 (Styren thuộc nhóm các chỉ tiêu giám sát mức độ C, mức giới hạn theo QCVN 01:2009/BYT là 20 mg/lít). Các cơ quan chức năng khuyến cáo người dân chỉ nên dùng nước để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống.
Sự cố nước nhiễm dầu vừa được xử lý xong thì mới đây, đường ống truyền tải nước sạch sông Đà lại bị rò rỉ, nước chảy tràn ra đại lộ Thăng Long khiến 280.000 hộ dân Hà Nội bị dừng cấp nước từ 17h ngày 20/11.
![]() |
Công nhân Công ty Viwaco thau rửa bể nước các tòa chung cư cũng như xúc rửa hệ thống đường ống, bể chứa do công ty này quản lý sau sự cố nước nhiễm dầu thải. Ảnh tienphong.vn |
Cách đây 5 năm, hàng ngàn cư dân chung cư Nam Đô Complex, quận Hoàng Mai (thành phố Hà Nội) cũng phải dùng nước sinh hoạt nhiễm thạch tín (Asen) cao gấp 2 lần so với quy định chuẩn của Bộ Y tế.
Trở lại vụ nước nhiễm bẩn dầu thải Sông Đà vừa qua, tại chung cư CT12 Văn Phú (Hà Đông), nước có màu vàng đục, nhiều cặn bẩn. Tình trạng nước vàng, thậm chí có màu đen, xuất hiện ở rất nhiều hộ nhưng không cùng lúc khiến 300 hộ sống tại chung cư lo ngại tình trạng này diễn ra lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ở cụm chung cư The Sparks Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội), nước máy cũng có mùi lạ giống chất tẩy rửa. Hiện tượng này xuất hiện từ ngày 10/10. Nhiều cư dân sống trong chung cư Hồ Gươm Plaza (phường Mỗ Lao, Hà Đông) cũng liên tiếp phản ánh việc phát hiện nước có mùi hắc rất… đáng sợ.
Chia sẻ với báo chí PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh khẳng định, mùi khét chúng ta ngửi được chính là mùi khét của kim loại nặng bị bào mòn trong quá trình vận hành, đây là chất độc. Nếu nước ăn có dầu thải, bất luận là loại dầu nào đều gây độc.
Ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề hết sức bức thiết hiện nay, khi cơ quan chức năng, doanh nghiệp buông lỏng khâu kiểm soát chất lượng nước thì bất cứ lúc nào sự cố cũng có thể xảy ra. An ninh nước sạch quốc gia đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Hiện nay, hầu như nước sinh hoạt tại các chung cư sử dụng chủ yếu lấy từ ba nguồn là nước mặt (sông, suối, ao, hồ…), nguồn nước cung cấp chính (giếng đào, giếng khoan) và nước mưa. Trong đó, nguồn nước mặt phải đối diện tình trạng nước bẩn thải tràn lan khi các doanh nghiệp, nhà máy cung cấp nước sạch… chưa xử lý đúng cách.
Những vụ việc nêu trên cho thấy có quá nhiều lỗ hổng về quản lý nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước mặt. PGS. TS. Bùi Thị An, Viện trưởng Tài nguyên môi trường & Phát triển cộng đồng cho biết, hệ thống pháp luật hiện quy định khá đầy đủ về môi trường, ô nhiễm, xử lý môi trường. Vấn đề quy hoạch, điều kiện, tiêu chuẩn của vùng nước vào đầu nguồn, khi lấy nước mặt thì thế nào và lấy nước ngầm được thực hiện ra sao… đã có hết trong các văn bản quy phạm pháp luật, nhưng chúng ta chưa thực hiện quyết liệt.
![]() |
Công nhân Công ty Môi trường thau rửa bể nước ngầm tòa nhà Golden Land 275, Nguyễn Trãi, Hà Đông sau vụ nước nhiễm dầu thải. Ảnh news.zing.vn |
Về quy hoạch nguồn nước, PGS. An cho biết, đang kiến nghị cần có sự giám sát của Quốc hội đối với các vấn đề liên quan nguồn nước, bắt đầu từ quy hoạch và sau đó là chất lượng nước. Đây là những việc lớn nhưng lại thiếu sự giám sát, kiểm tra. Thậm chí, cơ quan quản lý cũng chưa bao giờ báo cáo Quốc hội là ở đâu thực hiện đúng quy hoạch, các công việc của công ty kinh doanh nước có đúng quy hoạch, quy chuẩn không? Trong khi trách nhiệm của họ là phải kiểm tra và báo cáo, thậm chí là báo cáo định kỳ hoặc đột xuất do hoạt động kinh doanh nước là kinh doanh có điều kiện nên rất đặc thù. Khi xảy ra vụ việc Công ty nước sạch sông Đà cung cấp nước nhiễm bẩn thì mới thấy lỗ hổng về quản lý.
“Ô nhiễm môi trường và ô nhiễm nguồn nước là vấn đề vô cùng nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận bởi nó gắn liền sự sống của con người và sự phát triển của đất nước. Theo tôi, cần loại bỏ các nhà đầu tư không đủ năng lực, không trung thực hoặc gian dối trong kinh doanh”, PGS. An cho biết.
Thiết nghĩ, cần có một sự ràng buộc cao hơn về trách nhiệm của nhà cung cấp nước sạch. Các cơ quan chức năng cũng cần giám sát chặt chẽ việc quản lý các khu đô thị, giám sát hoạt động sản xuất nước sạch, trách nhiệm giải trình, khắc phục hậu quả, đặc biệt là bồi thường thiệt hại cho người dân ra sao,... để người dân yên tâm sống tại nơi mà mình bỏ tiền ra mua tài sản và dịch vụ, hay nói cách khác là chất lượng dịch vụ xứng với giá trị đồng tiền mà khách hàng bỏ ra.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
