Những thực phẩm quen thuộc nên bổ sung trong mùa dịch Covid-19 Những món canh giải nhiệt, tăng sức đề kháng trong mùa dịch Covid-19 Cơm công nhân như cơm nhà |
![]() |
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Bắc. (Ảnh: Internet) |
Tết Đoan Ngọ được biết với cái tên khá dân dã đó là ngày “giết sâu bọ". Đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Trong ngày 5/5, tùy theo quan niệm của từng vùng mà lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau, tuy nhiên, phải đảm bảo đủ các lễ vật chính như: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, các loại trái cây (mận, vải…), bánh tro, bánh ú, xôi, chè… Ngoài ra, tùy vào tập tục mỗi vùng miền, địa phương và điều kiện mỗi gia đình mà mâm cỗ cúng có thể có những khác biệt.
![]() |
Rượu nếp Phú Thượng, Hà Nội những ngày này vô cùng đắt khách. (Ảnh: Tuổi trẻ cuối tuần) |
Người miền Bắc thường cúng Tết Đoan Ngọ với cơm rượu nếp cái hoa vàng. Hoa quả thường có mận, vải, đào, xoài, dưa hấu… Ngoài ra món bánh tro (bánh gio) cũng là lễ vật đặc trưng ở miền Bắc.
![]() |
Chè kê là một món đặc trưng trong mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của người Huế. (Ảnh: Internet) |
Nếu trên mâm cúng của người miền Bắc thường có trái dưa hấu đỏ, thì miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên Huế thì không thể thiếu chè kê và thịt vịt. Vốn dĩ, người dân chọn thịt vịt mà không phải thịt heo, bò, gà là vì người Việt xưa tin rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ làm mát cơ thể cả năm.
![]() |
Những xâu bánh tro trên đường Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 8 - một trong những nơi làm bánh tro lâu đời và nổi tiếng nhất Sài Gòn. (Ảnh: Thùy Dương) |
Từ Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi, một số gia đình nấu xôi chè cúng lễ, nhà nào có trồng cây thì cho trẻ nhỏ vào tận vườn hái trái ăn.
Mâm cúng của người miền Nam thì không thể thiếu bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc… Sau khi cúng xong, cả nhà sẽ cùng quây quần bên mâm để ăn những món ăn này.
![]() |
Xôi gấc là một món không thể thiếu trong ngày "giết sâu bọ" của người miền Nam. (Ảnh: Internet) |
Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn "dương" là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh. Do đó lễ cúng Tết Đoan Ngọ nên được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 Âm lịch.
![]() “Là cán bộ công đoàn, khi thấy đoàn viên của mình rơi vào khó khăn, nguy hiểm do dịch bệnh thì sự an toàn của ... |
![]() Bắt đầu từ ngày hôm nay (13/6) đến 15/6, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp nhận công nhân về từ tỉnh Bắc Giang (nếu có nhu ... |
![]() Mới đây, trong văn bản trả lời UBND quận Hà Đông và các cơ quan liên quan, Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Nam ... |
Tin mới hơn

Bẫy ngọt ngào - Khói mờ ảo, hiểm họa thật

Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?

Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận
Tin tức khác

Ngày Xe đạp Thế giới 3-6: Đạp xe vì bản thân chúng ta và Trái đất

Pearl Global Việt Nam và "Bữa cơm Công đoàn - Cảm ơn người lao động"

Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Dấn thân vì người bệnh
