Đời sống

Lời kể cay đắng của người vợ bị chồng võ sư bạo hành dã man

"Tôi đã xem rất nhiều clip bạo hành vợ nhưng không bao giờ nghĩ một ngày mình lại chính là nạn nhân, thậm chí còn dã man hơn những người khác", chị L. chia sẻ.
loi ke cay dang cua nguoi vo bi chong vo su bao hanh da man
Chị L. ôm đứa con 2 tháng tuổi và hứng chịu những cú đánh liên tiếp từ người chồng của mình - Ảnh cắt từ clip

Ngày 27/8, Công an phường Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội) cho biết vẫn đang phối hợp với Công an quận Long Biên (Hà Nội) để điều tra, làm rõ vụ việc chồng đánh đập vợ dã man xảy ra tại phường Thạch Bàn khiến dư luận bức xúc.

Người chồng được xác định tên Nguyễn Xuân Vinh (SN 1987, quê ở Mê Linh, Hà Nội), đang là thầy giáo dạy võ, còn nạn nhân là chị L. (SN 1992). Cả hai đang chung sống trong căn hộ ở phường Thạch Bàn.

Ngay trong tối 26/8, sau khi bị bạo hành dã man, chị L. đã đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe và hiện đang chờ kết luận của các bác sỹ. Tối cùng ngày, chị L. cũng được gia đình bố mẹ đẻ đón về nhà ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) để chăm sóc.

Chị L. kể, lấy chồng khi còn rất trẻ nhưng cuộc sống gia đình không hạnh phúc vì thường xuyên bị Vinh chửi bới đánh đập, nhưng vì con nhỏ và sợ bị mang tiếng cho gia đình nên chị vẫn cố gắng chịu đựng.

Ngược lại, suốt nhiều năm chung sống Vinh càng ngày càng lấn tới, cách đây khoảng 5 năm, khi con trai lớn lúc đó mới hơn 1 tuổi, chị L. và Vinh đã làm đơn ra tòa và được giải quyết ly hôn.

Tuy nhiên sau đó vì thương đứa con nhỏ nên 2 người lại trở về chung sống, nhưng không đăng ký kết hôn lại cho đến khi sinh cháu thứ 2.

Trong suốt nhiều năm chung sống, Vinh luôn chửi bới, đánh đập vợ không thương tiếc vì những lý do nhỏ nhặt. Thậm chí nhiều lần chửi bới và đe dọa cả gia đình nhà vợ.

"Anh ta còn chửi mẹ tôi là “mày không biết dạy con để nó hỗn láo với nhà chồng”, khi mẹ tôi gọi cho nhà chồng hỏi thì ông bà bảo “nó chưa bao giờ nói gì hay có thái độ hỗn láo với nhà tôi, bà cho tôi xin lỗi để tôi dạy lại thằng mất dạy này”, chị L. nói

"Những ngày gần đây, anh ta liên tục gây sự với tôi, không có cớ gì để đánh tôi thì liên tục chửi con, không đánh đến mức bạo hành nhưng liên tục mắng chửi.

Chiều tối hôm qua, tôi có nhờ hàng xóm chuyển chiếc TV từ trong phòng cháu ra phòng khách để cho cháu bớt xem đi thì anh ta chửi bới rồi đánh đập tôi với lý do anh ta chưa cho phép mà tôi đã để người lạ vào nhà chuyển TV.

Anh ta đánh tới tấp, lúc đó tôi đang bế cháu nhỏ, bắt buộc phải ôm con nhưng đến cuối cùng anh đánh tôi không thể đứng nổi và cuối cùng ngã cả mẹ cả con, con bé khóc tím hết người", chị L. kể ngậm ngùi.

"Bản chất của anh ta là côn đồ hung hãn, tôi đã nhịn nhục. Những lần khác đánh tôi nhưng chưa đến mức thậm tệ như thế này nên tôi đều bỏ qua không muốn xấu mặt và ảnh hưởng đến con cái.

Nhưng đánh tôi trước mặt trẻ con thì không thể chấp nhận được, hơn nữa tôi còn đang ôm đứa con còn đỏ hỏn, không có sức kháng cự. Mà tôi còn là vợ cơ mà, tại sao lại nỡ lòng ra tay thậm tệ với vợ con như thế", chị L. bật khóc.

Chị L. cho biết, bản thân đã từng xem rất nhiều clip bạo hành vợ nhưng chưa bao giờ nghĩ một ngày nào đấy chính mình lại bị như thế và thậm chí còn bị hành hung dã man hơn nhiều clip trước đó.

Theo chị L. cậu con trai mới hơn 7 tuổi cũng là nạn nhân của thói cô đồ của bố. Khi nhiều lần Vinh vô cớ mắng chửi, bất chấp chuyện ăn ngủ của con.

"Con tôi từng bảo rằng “mẹ ơi, mẹ ký đi, con mừng cho mẹ nhưng con buồn cho con, mẹ thoát được nhưng con không thoát được, bố sẽ không bao giờ cho con ở cùng với mẹ", thế nên tôi mới đấu tranh đến cùng để giữ đứa bé.

Nếu ở cùng tôi nó có thể thành người, còn nếu nó ở cùng bố nó sẽ lặp lại những hành động như thế. Con tôi đã từng có những hành động đập phá vì bố nó như thế. Chẳng hạn, bây giờ con tôi đang chơi điện thoại mà bảo nó đừng chơi nữa, nó sẽ đập luôn vì bố nó làm như thế”, chị L. chia sẻ.

Chị L. cho biết, đến giờ khi xem lại clip, chị vẫn còn run. Nguyện vọng lớn nhất của chị và gia đình là được nuôi dưỡng các cháu nhỏ, gia đình được bảo vệ bởi "không thể dung thứ" cho chồng.

Ngày 27/8, công an phường Thạch Bàn đã mời Nguyễn Xuân Vinh lên làm việc, đồng thời phối hợp với gia đình chị L. để xác minh thêm thông tin làm rõ vụ việc.

* Video vụ bạo hành:

loi ke cay dang cua nguoi vo bi chong vo su bao hanh da man Cụ bà nằm liệt giường ở Ninh Bình bị người giúp việc bạo hành dã man

Cư dân mạng không khỏi bức xúc khi xem clip một bà cụ nằm liệt giường bị người giúp việc bạo hành trong lúc uống ...

loi ke cay dang cua nguoi vo bi chong vo su bao hanh da man Bé trai 11 tuổi bị 1 người tu hành đánh dã man trong khóa tu hè

Ngày 6/8, một nguồn tin cho biết Cơ quan CSĐT Công an huyện Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận) đã trưng cầu giám định thương tật ...

loi ke cay dang cua nguoi vo bi chong vo su bao hanh da man Bảo vệ cán bộ Y tế cần sự chung tay của cả cộng đồng

Bạo hành nhân viên y tế thực sự đang là nỗi ám ảnh, Bộ Y tế quyết tâm vào cuộc để bảo vệ y bác ...

loi ke cay dang cua nguoi vo bi chong vo su bao hanh da man Cô dâu Việt bị chồng Hàn bạo hành: Anh ta đánh em như bao cát

L.G. kể rằng cô bị chồng đánh đập liên tiếp trong 3 giờ đồng hồ và trước sự việc ngày hôm đó, cô thường xuyên ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm