Kinh tế - Xã hội

Lời giải nào cho tình trạng thương hiệu Việt tầm cỡ bỗng dưng biến mất?

Phương Linh (T.H)
Tác giả: Phương Linh (T.H)
Tại phiên thảo luận chiều 30/10, đại biểu Phạm Trọng Nhân - Đoàn tỉnh Bình Dương đã có một bài phát biểu súc tích, mạnh mẽ về vấn đề tình trạng thương hiệu Việt tầm cỡ “đội nón ra đi".
bai toan nao cho tinh trang thuong hieu viet tam co bong dung bien mat
Đại biểu Phạm Trọng Nhân phát biểu thảo luận.

Đại biểu Trọng Nhân đã đưa ra dẫn chứng ban đầu là sự tàn lụi và trở lại chật vật của thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan. "Năm 1995 đánh dấu thời điểm kem đánh răng Dạ Lan biến mất khỏi thị trường, mở ra thời kỳ người Việt bắt đầu làm quen với khái niệm “Mua bán, sát nhập” (M&A). Nối gót Dạ Lan là hàng loạt thương hiệu như: P/S; X - Men; Bia Sài Gòn… Trong đó không ít thương hiệu chỉ vài năm trước vẫn đứng trên bục vinh danh thương hiệu quốc gia." - Đại biểu Trọng Nhân nói.

Đầu tháng 7/2019, Big C thông báo tạm dừng mua sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp nội địa. Tiếp theo đó, hàng loạt nhãn hàng Việt phải rút ra khỏi hệ thống bán lẻ nhường chỗ cho các nhà phân phối ngoại. Điều này cho thấy hàng Việt có nguy cơ mất dần chỗ phân phối ngay trên sân nhà.

Đại biểu Phạm Trọng Nhân còn cho rằng, sự chi phối của nhà đầu tư ngoại đối với nền kinh tế ngày càng tăng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do doanh nghiệp tư nhân trong nước gặp khó khăn về vốn.

“Việc tiếp cận tài chính, đất đai của doanh nghiệp tư nhân không dễ. Tỷ trọng tín dụng dành cho khu vực này giảm, các doanh nghiệp Việt tiếp cận nguồn vốn với mức lãi suất cao hơn nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, việc tăng giá điện thời gian qua ảnh hưởng không nhỏ đến sức chịu đựng của doanh nghiệp. Đây chắc chắn không phải là tinh thần hành động kiến tạo mà Chính phủ nỗ lực kêu gọi trong thời gian qua” – Đại biểu Nhân nói.

Một thương hiệu bia bị thâu tóm sau thoái vốn là ví dụ điển hình. Nhiều người quy trách nhiệm cho thể chế chưa là bệ đỡ cho doanh nghiệp tư nhân, còn xã hội trách doanh nhân chưa có tinh thần tự tôn dân tộc. Bên cạnh đó, cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp vẫn còn là chính sách gây tranh cãi - Đại biểu Nhân tiếp tục phân tích.

Trong khi sự đổ lỗi, quy trách nhiệm còn chưa có hồi kết thì vấn đề được quan tâm hơn là tiền đồ đất nước mất đi nhiều nguồn lợi. Từ sự dòm ngó của các doanh nghiệp nước ngoài đối với doanh nghiệp Việt, việc thâu tóm các doanh nghiệp đình đám sau cổ phần hóa, việc các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài đỡ đầu cho cá nhân khởi nghiệp khó tránh khỏi trong tương lai các quỹ này tiếp tục thâu tóm các thương hiệu mà họ đỡ đầu.

"Chúng ta đang tạo nền móng cho người khác xây nhà. Do vậy, cần có giải pháp tổng thể trong đề án cơ cấu cả nền kinh tế, quan trọng nhất phải đặt niềm tin vào sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân – động lực quan trọng của nền kinh tế, hoàn thiện thể chế chính sách. Khi nguồn nội lực còn yếu và thiếu bền vững, việc bán đi các trụ cột kinh tế lớn sẽ tìm đâu cho lời giải cho câu hỏi “Việt Nam có hùng cường được hay không”? – Đại biểu Phạm Trọng Nhân bày tỏ băn khoăn.

bai toan nao cho tinh trang thuong hieu viet tam co bong dung bien mat Ông trùm hàng online sợ nhất là anh xe shipper giở chứng

Thương mại điện tử đang có cuộc cạnh tranh mạnh mẽ giữa các đơn vị khi không còn hấp dẫn về giá, họ chuyển dần ...

bai toan nao cho tinh trang thuong hieu viet tam co bong dung bien mat 5 trường hợp doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí

Khi sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp phải trả tiền. Tuy nhiên, theo quy định có 5 trường hợp doanh ...

bai toan nao cho tinh trang thuong hieu viet tam co bong dung bien mat Món Huế vẫn báo cáo kinh doanh đang tăng trưởng dù lỗ cả trăm tỷ đồng

Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế ghi nhận khoản lỗ lũy kế lên cả 100 tỉ đồng, nhưng các ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm