Phát động cuộc thi viết “Vòng tay công đoàn” lần thứ 2 Trong dịch bệnh, Công đoàn càng cần nới rộng vòng tay, ôm chặt người lao động Công đoàn Quảng Trị: Nhân lên nghĩa tình trong dịch bệnh |
![]() |
Chị Đặng Thị Huyền Vi (áo xanh) thăm và tặng quà cho công nhân. |
Hơn 15 năm trước, lỡ hẹn với cánh cửa trường đại học, chị Đặng Thị Hiền Vi quyết định gắn bó với nghề cạo mủ cao su. Nghề mà 3 thế hệ gia đình chị theo đuổi.
Ngày chị nộp đơn học cạo mủ cao su tại Nông trường Cẩm Mỹ, không ít người ái ngại “làm nghề này cực lắm”. Nhưng chị quyết gắn bó với mảnh đất gian khó này.
Sinh ra, lớn lên trên vùng đất cao su, chị đầy nhiệt huyết với nghề. Bản thân chị là một công nhân có tay nghề kỹ thuật rất tốt. Chị mạnh dạn tham gia Hội thi Bàn tay vàng cấp Đội, cấp Nông trường, cấp Tổng Công ty và đều có giải thưởng. Chị tham gia đoàn thể, được kết nạp vào Công đoàn.
Năm 2011, chị được bầu làm Tổ trưởng Tổ khai thác. Nhân dịp kỷ niệm 85 năm Ngày truyền thống ngành Cao su, gia đình chị được vinh danh gia đình 4 thế hệ công nhân góp công sức xây dựng ngành Cao su ngày càng phát triển.
Năm 2016, biến cố ập đến: Chồng chị mất do tai nạn giao thông. Lúc đó, đứa con gái thứ hai mới chào đời hơn một tháng. Một mình chị nuôi hai con thơ dại. Vào lúc khó khăn nhất của cuộc đời, chị được Công đoàn Tổng Công ty, Ban lãnh đạo và Công đoàn Nông trường giúp đỡ, động viên.
![]() |
Chị Vi (đứng giữa) trao bữa ăn xế cho công nhân. |
Từ tình yêu thương của Công đoàn, chị Vi đã lan tỏa đến các hoàn cảnh khó khăn khác. Có lần, chị và đồng nghiệp trong Tổ khai thác tổ chức sinh nhật cho một nữ công nhân 47 tuổi. Lần đầu tiên biết đến sinh nhật, nữ công nhân nghẹn ngào: “Nhờ có chị Vi, tôi mới có cảm giác hạnh phúc khi được mọi người chúc mừng sinh nhật”.
Chị chia sẻ: “Khi tôi gặp biến cố thì được Công đoàn quan tâm. Tôi muốn lan tỏa vòng tay Công đoàn đến với nhiều công nhân, lao động hơn".
Rời Nông trường Cẩm Mỹ năm 2020 để đảm nhận vị trí Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Nông trường Hàng Gòn, chị khiến nhiều công nhân lưu luyến. Trên cương vị mới, chị đã đề xuất cấp trên hỗ trợ 3 đoàn viên khó khăn có kinh phí xây nhà ở "Mái ấm Công đoàn".
Nông trường của chị có hơn 64% công nhân, lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó công tác tuyên truyền chế độ, chính sách cho người lao động gặp không ít khó khăn. Nhưng với sự khéo léo và kinh nghiệm nhiều năm hoạt động Công đoàn, chị đã khiến người lao động yên tâm, tin tưởng và gắn bó với đơn vị.
Chị nói: “Để làm tốt vai trò của cán bộ Công đoàn thì phải hiểu và giúp người lao động những gì họ cần, không phải giúp cho có. Ví dụ như người ta đang cần gạo mà mình đưa rau là không phù hợp".
![]() |
Chị Vi (áo xanh) thay mặt Công đoàn Tổng công ty trao danh hiệu Công nhân cao su ưu tú cho người lao động trên vườn cây. |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Sức mạnh nằm ở tinh thần đoàn kết và tình yêu nghề

Tấm lòng của cô bảo mẫu Nguyễn Thị Mỹ Hiền
Tin tức khác

Công đoàn nhà trường – nguồn động viên lớn lao

Nhìn lại một hành trình đến với công đoàn

Sắc màu công sở

Người “giữ lửa” cho Công đoàn Trường THCS Gò Xoài

Anh Nguyễn Minh Thanh- công nhân thích sáng tạo
