Năm Tân Sửu với dịch Covid-19 dữ dội đã qua. Năm Nhâm Dần chắc chắn vẫn còn dịch Covid đang đến. Câu chuyện an toàn, vệ sinh lao động nói đi nói lại lại quay về Covid.
Lạc quan với mùa Xuân

Công nhân sản xuất tại xưởng gạch men Công ty Cổ phần kỹ thương Thiên Hoàng (Thái Bình). Ảnh: Hữu Phước.

Sản xuất hay ăn Tết cũng trong bối cảnh Covid. Dịch bệnh như cái “vòng kim cô” chụp lên nền sản xuất và cuộc sống, sinh hoạt của con người. Nó chỉ bị khắc chế bằng vắc xin, bằng miễn dịch cộng đồng, rồi biến mất hoặc tồn tại như một dạng cúm.

Nói Covid thì khó mà vui, nhưng mùa Xuân vẫn đến với biết bao hy vọng. Và không chỉ hy vọng suông. Công tác an toàn, vệ sinh lao động đang được quan tâm hơn bao giờ hết, giúp sản xuất phát triển và bảo vệ môi trường, mà trọng tâm là bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người lao động.

Công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới, trước mắt có nhiệm vụ đóng góp vào quá trình khôi phục, ổn định sản xuất, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Ở đây, sức khỏe, tính mạng của người lao động cũng đứng ở vị trí trung tâm. Xa hơn, phải góp phần đưa ra lời giải cho bài toán phát triển an toàn và bền vững.

Người lao động thì đã trải qua một năm khó nhọc. Được thưởng bao nhiêu, về Tết thế nào để bảo đảm an toàn là mối quan tâm thường trực. Hầu hết đều muốn về quê, nhưng cũng không ít người ở lại với nhà máy, công xưởng, hoặc tranh thủ kiếm thêm. Nhiều người khác không về vì muốn bảo đảm an toàn cho người thân khi bản thân họ ở trong vùng dịch.

Người không về nhớ người ở quê, ăn Tết ở nơi xa, có công đoàn, địa phương giúp đỡ, cùng đùm bọc, sẻ chia. Người ở quê thì nhớ người nơi xa, vắng một chút nhưng vẫn ấm áp, cảm thông, tin rằng ngày đoàn tụ sau sớm tới. Người về gặp gỡ, ríu rít, chợt lo mấy bữa lại đi; việc đầu tiên cần làm là áp dụng các biện pháp phòng dịch, bảo đảm cho người thân, đồng nghiệp sau đợt đi - về.

Sẽ có nhiều tâm trạng, nỗi niềm, nhưng vượt lên tất cả là dự cảm năm mới, Xuân mới tốt lành hơn. Dịch bệnh rồi sẽ phải chấm dứt. Đã có những dự báo lạc quan, trên cơ sở khoa học, về một “Thời điểm Covid-19 như một bệnh đặc hữu đang cận kề” và một dạng Covid như cúm mùa, con người hoàn toàn có thể “sống chung” với dịch.

Sống chung với dịch, như đồng bằng sông Cửu Long sống chung với lũ hàng nghìn năm qua. Hiểu rõ nó, nắm được quy luật của nó, thích ứng với nó, tiến hành các biện pháp, giải pháp làm chủ nó.

Sản xuất sẽ bật lên như chiếc lò xo bị nén. Người lao động sẽ đủ việc làm, ổn định thu nhập. Sức khỏe được quan tâm hơn, điều kiện làm việc, môi trường làm việc tốt hơn. Nhất định như thế.

"Sự lạc quan sẽ khiến cuộc sống luôn tươi đẹp"

Đến với cuộc thi "Trai xinh - Gái đẹp các Khu công nghiệp", thí sinh Trần Thế Vinh gửi đến thông điệp: "Vẻ đẹp con ...

Những công nhân có quan điểm sống lạc quan, tích cực Những công nhân có quan điểm sống lạc quan, tích cực

Vượt qua khó khăn trong cuộc sống, nhiều công nhân, trong đó có công nhân Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên luôn ...

Niềm lạc quan từ một điều giản dị Niềm lạc quan từ một điều giản dị

Bức ảnh chụp một tấm bảng thông báo treo trước cửa một ngôi nhà ở Sài Gòn trong những ngày lock down Tháng Bảy 2021. ...

Tin mới hơn

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.

Tin tức khác

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Được biểu dương là một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng, người cựu cán bộ công đoàn Trần Thị Diện luôn trăn trở gây dựng “Mái nhà chung” cho công nhân lao động khó khăn.

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp một mặt nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác giúp ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Qua đó, ngăn ngừa các nguy cơ tai nạn lao động, giảm tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn.

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày mất của vua Gia Long (1762-1820). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nguyễn Phước Tộc đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long và Húy kỵ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế, Hiệp kỵ các Hoàng đế triều Nguyễn”. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tham dự.

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Làm việc bằng sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của một cán bộ y tế, kỹ thuật viên hình ảnh y học Lê Thanh Vũ đã thầm lặng vượt lên sự kỳ thị để thấu cảm với những bệnh nhân lao, lựa chọn góp sức mình vào công cuộc chống lại bệnh lao.
Xem thêm