![]() |
Hiện trường một vụ tai nạn giao thông đường sắt - Ảnh minh họa |
Dư luận xã hội còn chưa hết bàng hoàng khi chứng kiến va chạm tàu hàng và xe tải xảy ra sáng ngày 25/9 trên đường sắt Thống nhất qua Nghệ An. Đến sáng ngày 27/9, ngay tại Hà Nội, người ta tiếp tục ghi nhận vụ tai nạn đáng tiếc giữa tàu hỏa và người điển khiển xe máy sinh năm 2001 băng cắt thiếu quan sát qua đường ngang dân sinh.
Nguyên nhân dẫn đến tai nạn đường sắt?
Anh Nguyễn Tuấn, lái tàu có kinh nghiệm trên tuyến Quảng Bình – Đà Nẵng chia sẻ quan điểm cá nhân, “Dẫu biết, người ta cứ nói về ý thức tham gia giao thông, thiếu quan sát khi băng qua đường ngang, nhưng biết đâu một phút lơ đãng, thiếu tập trung trong vô thức nào đó khiến họ chợt quên mất an toàn?”
Tại hầu hết các đường ngang, theo quan sát thực tế, khi đèn tín hiệu cảnh báo bật sáng và tiếng chuông giục giã như tỉ lệ thuận với sự rối loạn của giao thông. Barie tự động được kéo ra, dòng xe muốn tránh mất thời gian chờ tàu càng hối hả, cố gắng luồn lách qua khe hở dần thu hẹp.
Lý giải hành động này, đa số người tham gia giao thông cho rằng, tàu cách xa, nếu vượt nhanh hẳn sẽ không biến cố gì. Ít ai ngờ, vận tốc nhiều khu đoạn tới 80km/h, việc ước lượng bằng mắt thường tàu hỏa đang chạy chậm là suy nghĩ nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tính mạng bản thân, những người cùng tham gia giao thông khác cũng như an toàn chạy tàu.
Giáo dục ATGT Đường sắt đã được chú trọng đúng mức?
Trở lại vụ việc về nạn nhân của vụ TNGT ĐS tại Hà Nội vào sáng 27/9, nạn nhân còn trẻ. Nhiều người băn khoăn rằng, người tham gia giao thông đã được trang bị, tiếp thu kiến thức an toàn giao thông Đường sắt trên ghế nhà trường hay chưa và hiệu quả đến đâu?
Chị Ngô Thị Hoàng Oanh (33 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ “Tôi là phụ huynh của 2 cháu, lớp 3 và lớp 6. Theo tôi nắm thông tin qua việc trò chuyện cùng con, mỗi năm học đều có tiết giảng dạy chuyên đề An toàn giao thông nhưng hầu như chưa thấy đề cập kỹ năng tham gia giao thông ở điểm giao cắt đường bộ với đường sắt”.
![]() |
Vai trò của giáo dục nhận thức, kỹ năng tham gia giao thông cần nhìn nhận nghiêm túc hơn - Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, hiện nay, theo ghi nhận trong các chuyên đề An toàn giao thông, phân phối chương trình vẫn dành nhiều thời lượng cho kỹ năng tham gia đường bộ. Nội dung về đường sắt hầu như vẫn sơ sài, chưa thể gây ấn tượng với người học. Như vậy, chuyên đề về kỹ năng tham gia giao thông qua đường sắt sẽ cần phải nghiên cứu, quan tâm đúng mức hơn nữa trước tình trạng tai nạn liên quan đến phương tiện này diễn biến phức tạp.
Chị Đỗ Ngọc Bích, Giáo viên Tiểu học một trường Tư thục trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội đánh giá “Tiết học chuyên đề An toàn giao thông (ATGT) mang tính ứng dụng cao trong cuộc sống hằng ngày. Học sinh được tiếp cận với các tình huống thuờng xuyên xảy ra khi tham gia giao thông, đôi khi sẽ nhập vai, tự giải quyết vấn đề. Từ đó, không chỉ giáo dục về ATGT, học sinh còn tư duy, sáng tạo, rèn luyện về năng lực phẩm chất giải quyết vấn đề, kĩ năng quan sát, suy nghĩ…”
Từ đây, việc kéo giảm tai nạn giao thông đường sắt không chỉ cần giải pháp của riêng Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia hay Bộ Giáo dục... Điều quan trọng, chúng ta cần nhận thức rõ mọi nguyên nhân của tai nạn giao thông đường sắt cần có giải pháp đồng bộ, liên kết chặt chẽ giữa nhiều cơ quan, đồng thời chung tay và nâng cao ý thức nâng cao của toàn xã hội để không còn chứng kiến vụ việc mất an toàn liên quan đến phương tiện này nữa.
![]() Khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác trong ngày 3/10. |
![]() TP Hà Nội sẽ đưa xe buýt điện vào hoạt động từ năm 2021. |
![]() Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đến bao giờ mới đi vào vận hành và "chạy có an toàn không?"đang trở thành ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
