![]() |
Cần tạo việc làm cho người nghiện sau cai. |
Tái nghiện ma túy là hiện tượng của một người nghiện ma túy sau khi được điều trị cai nghiện lại sử dụng các chất ma túy.
- Phân biệt giữa tái sử dụng và tái nghiện ma túy:
+ Tái sử dụng: Trong một số trường hợp nhất định, người có tiền sử sử dụng ma túy đã được cai và không sử dụng lại ma túy trong một thời gian dài nhưng do thiếu sự kiềm chế nên đã sử dụng lại một vài lần. Tuy nhiên, sau đó tự nhận thức ra hoặc được giáo dục mà không tiếp tục sử dụng nữa. Đó chỉ được coi là tái sử dụng.
+ Tái nghiện: Tái nghiện ma túy là một quá trình, có khi nó được bắt đầu từ trong suy nghĩ và xảy ra cả trước khi người đó tiếp xúc và sử dụng lại ma túy, sau đó tiếp tục lệ thuộc vào chất ma túy.
Sa ngã là giai đoạn đầu tiên của quá trình tái nghiện. Giai đoạn sa ngã có thể đưa đến tái nghiện hoặc không. Một người sau khi hoàn thành cai nghiện thường dễ bị sa ngã mà nguyên nhân chính là do tính chất ngẫu hứng hoặc do tò mò muốn thử lại xem sao.
Trước khi tái nghiện, người nghiện phải trải qua một quá trình đấu tranh tư tưởng được bộc lộ qua những triệu chứng, những dấu hiệu nguy cơ quay trở lại với ma túy. Đó là khi có những cảm giác thèm thuốc, những suy nghĩ đấu tranh nội tâm của họ và nếu họ đầu hàng, buông xuôi, tái nghiện sẽ xảy ra.
![]() |
Động viên, tư vấn người nghiện sau cai. |
Nguyên nhân dẫn đến tái nghiện ma túy
Xuất phát từ bản chất nghiện ma túy là một bệnh mạn tính nên việc tái nghiện là rất dễ xảy ra. Đồng thời, những khoái cảm do ma túy mang lại rất mạnh và luôn đeo đẳng với những người có tiền sử sử dụng chúng. Vì vậy, luôn có xu hướng khuyến khích người đó trở lại những trải nghiệm mà họ đã có trước đây. Chính vì vậy, nguyên nhân tái nghiện có thể chia thành hai nhóm đặc tính là: nội tâm bệnh nhân và những quan hệ cá nhân của đối tượng hoặc do sự kết hợp của cả hai nhóm đặc tính này, cụ thể là:
- Về cảm xúc: Do hoàn cảnh sống, bệnh nhân nếu bị trầm cảm hay hưng phấn. Hai trạng thái này đều dễ dẫn tới tái nghiện.
- Về hành vi: Người nghiện rất thường thiếu kỹ năng xử lý tình huống. Họ dễ bị lôi cuốn khi gặp bạn bè cũ, những tình huống nguy cơ. Đồng thời, trong khoảng thời gian nghiện ngập đã tạo cho bệnh nhân một phản xạ xấu: thấy ma túy là sử dụng (tính bốc đồng khi có cơ hội).
- Về nhận thức: có một số nguyên nhân sau:
+ Kém nhiệt tình học tập trong quá trình điều trị, tiếp thu kém.
+ Không tin rằng mình có khả năng đoạn tuyệt với ma túy.
+ Có thương tổn trong đầu óc, không còn khả năng tiếp thu điều trị.
- Về môi trường và quan hệ cá nhân:
+ Thiếu hỗ trợ của gia đình và xã hội;
+ Bị áp lực của bạn bè xấu;
+ Thất nghiệp hay lâm vào hoàn cảnh khó khăn;
+ Để thì thời gian nhàn rỗi quá nhiều.
- Về mặt sinh lý học:
+ Không thắng được cảm giác thèm thuốc;
+ Có bệnh đau mãn tính.
- Về mặt tâm thần, tâm linh:
+ Có mặc cảm tội lỗi, xấu hổ âm thầm trong nội tâm không xóa được;
+ Cảm giác trống rỗng chẳng có mục đích ý nghĩa gì
- Về tác động từ quá trình cai nghiện:
+ Nhân viên điều trị đã gây ra ấn tượng xấu vào tâm trí bệnh nhân.
+ Kế hoạch điều trị không thích ứng.
+ Kế hoạch theo dõi hậu cai chưa đầy đủ.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
