Nghiên cứu

Kinh tế số - động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển

PGS. TS. Trần Mai Ước - Chánh Văn phòng, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng có nhiều điểm mới nổi bật, trong đó có nội dung liên quan đến tạo lập cơ sở hạ tầng để chuyển đổi số quốc gia, xây dựng xã hội số và nền kinh tế số (KTS). Nghị quyết Đại hội XIII cũng đã nhấn mạnh việc phát triển KTS trong thời gian tới, xem KTS là một trong các hướng đột phá chiến lược.
Kinh tế số - động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển
Kinh tế số - động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển. Nguồn: ictvietnam.vn

Giá trị KTS Việt Nam và những tồn tại cần tháo gỡ

Theo định nghĩa chung, KTS là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số (CNS), đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet”. Ở khía cạnh khác, KTS có khi cũng được gọi là kinh tế internet (internet economy), kinh tế mới (new economy) hoặc kinh tế mạng (web economy). Cho tới nay, các nhà nghiên cứu đồng thuận nhận định là chưa có một định nghĩa được đồng thuận về KTS. Theo quan điểm của chúng tôi, KTS là một phần của nền kinh tế, trong đó lấy việc ứng dụng, sử dụng CNS, dữ liệu số làm nền tảng trong toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, hướng đến nâng cao hiệu quả, năng suất trong lao động và kinh doanh.

Thực tế thời gian qua, quá trình chuyển đổi số đã và đang được tiến hành mạnh mẽ. Cốt lõi là các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng CNS. Lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số phát triển đã mở đường cho sự đổi mới và phát triển mang tính toàn cầu. Việc áp dụng những tiến bộ công nghệ trong nhiều năm qua đã tác động vào các ngành kinh doanh cũng như mọi khía cạnh của cuộc sống. CNS thúc đẩy nhiều ngành kinh doanh cải tiến mô hình phát triển, tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và xóa mờ đường biên giới địa lý.

Quy mô nền KTS Việt Nam theo nghiên cứu về KTS thường được dẫn lại trong thời gian qua tại báo cáo do Google và Temasek công bố, chỉ tính riêng bốn lĩnh vực gồm di chuyển (taxi, xe ôm công nghệ, giao hàng, giao thức ăn), thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến và du lịch trực tuyến đã tăng mạnh; dự báo đến năm 2025, qui mô nền KTS Việt Nam sẽ đạt 33 tỉ USD với mức tăng trưởng 25% mỗi năm, cao thứ hai (sau Indonesia) về mức tăng trưởng và cao thứ ba (sau Indonesia và Thái Lan) về qui mô thị trường trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cũng là một trong những địa điểm đầu tư KTS được ưa thích ở Đông Nam Á, đứng sau Indonesia và Singapore.

Kinh tế số - động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển
Quá trình chuyển đổi số đã và đang được tiến hành mạnh mẽ thời gian qua ở Việt Nam. Nguồn: ictvietnam.vn

Trong năm 2020, các xu hướng nổi trội liên quan đến kinh tế internet mà chúng ta có thể kể đến là: Thương mại điện tử, Truyền thông Trực tuyến, Giao thông & Thực phẩm, Du lịch Trực tuyến, Dịch vụ Tài chính Kỹ thuật số, trong đó Y tế Kỹ thuật số (HealthTech) và Giáo dục Kỹ thuật số (EdTech) là hai lĩnh vực mới được bổ sung. Tại Việt Nam, trong khoảng thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề đột ngột phát sinh thông qua mạng internet. Rất nhiều người đã dùng thử các dịch vụ kỹ thuật số mới. Cụ thể, trong tổng số người sử dụng dịch vụ kỹ thuật số, người dùng mới tại Việt Nam chiếm đến 41%, là nước có tỉ lệ người dùng internet mới cao nhất trong khu vực; 94% số người dùng mới này sẽ tiếp tục sử dụng các dịch vụ đó kể cả sau đại dịch.

Đại dịch Covid-19 vừa qua cùng với các lệnh giãn cách xã hội đã giúp doanh nghiệp nhận ra vai trò ngày một quan trọng của chuyển đổi số. Tuy nhiên, cũng chính đại dịch Covid-19 đã cho thấy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam đang phải đối đầu với một số hạn chế cơ bản, cụ thể:

Một là, hạ tầng và dịch vụ số, bao gồm hạ tầng cứng và mạng lưới viễn thông làm nền tảng để tạo ra hạ tầng mềm là dịch vụ số, giúp tối ưu các hoạt động của nền kinh tế vẫn chưa đáp ứng tối đa như kỳ vọng. Tài nguyên số bao gồm hệ sinh thái dữ liệu (cơ sở dữ liệu quốc gia về nông nghiệp, tài chính, dân cư, quản lý đất đai) và tri thức mở, có ích cho việc dự đoán kịp thời và ra quyết định mang lại hiệu quả kinh tế cao, chưa được thực hiện hoàn thiện so với đòi hỏi của thực tiễn.

Kinh tế số - động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người sử dụng mạng internet lớn nhất trong khu vực. Đây là một thuận lợi trong việc phát triển nền kinh tế số. Ảnh minh họa

Hai là, chính sách chuyển đổi số, bao gồm các dịch vụ, chính sách chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số, chính sách đào tạo nhân lực số chất lượng cao, chính sách đầu tư kinh doanh số, chính sách an toàn thông tin, chủ quyền số và sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa theo kịp xu thế của sự phát triển. Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư trên môi trường internet, bảo đảm an toàn, an ninh trong môi trường số, việc rò rỉ dữ liệu, mua bán và khai thác dữ liệu cá nhân, doanh nghiệp cũng đang là vấn đề đáng quan tâm trong phát triển nền KTS ở Việt Nam hiện nay.

Ba là, công tác quản lý nhà nước, một số quy định pháp luật không theo kịp với các mô hình kinh doanh trong nền KTS, đặc biệt là vấn đề thu thuế, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ đối với các hoạt động thương mại và cung cấp dịch vụ xuyên biên giới hiện nay.

Bốn là, Việt Nam còn thiếu kỹ năng số và nhân lực, thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Kinh tế số - động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển
Giáo dục, đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao là “chìa khóa” của nền kinh tế số. Nguồn: tapchicongsan.org.vn

Đâu là giải pháp?

Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, tạo nguồn nhân lực cho nền KTS. Việc làm này có thể triển khai theo hướng thúc đẩy và nâng cao mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp. Các cơ sở giáo dục đại học cần có những khóa đào tạo lại và nâng cao, kéo dài chỉ 6-12 tháng để cấp chứng chỉ chứ không phải đào tạo bằng cấp. Chương trình đào tạo nhân lực công nghệ thông tin cần gắn với các xu thế công nghệ mới như: internet kết nối vạn vật (Internet of Things - IoT), công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ robot, đẩy mạnh liên kết đào tạo và thực hành giữa các trường và khu vực doanh nghiệp trong ứng dụng công nghệ thông tin.

Thứ hai, có cơ chế thúc đẩy phát triển KTS tại các vùng kinh tế trọng điểm, từ đó tạo nên sự phát triển kinh tế bền vững cho các vùng kinh tế này. Xét bản chất, các vùng kinh tế trọng điểm là nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nơi tập trung sản xuất công nghiệp của cả nước mà còn là nơi có hệ thống các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu hàng đầu; bảo đảm đào tạo và cung cấp nhân lực cho cả vùng, có nhiều thuận lợi để phát triển KTS.

Thứ ba, Nhà nước nên phân bổ phù hợp ngân sách cho các địa phương; kích thích các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm cùng hợp tác phát triển hạ tầng. Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong vùng kinh tế trọng điểm. Chính phủ cần tạo không gian thử nghiệm đi đôi với hỗ trợ doanh nghiệp để phát triển nền KTS. Bởi các ứng dụng CNS sẽ là “cú hích” quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo của các cá nhân và doanh nghiệp.

Kinh tế số - động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển
Dây chuyền sản xuất tự động với hệ thống đóng gói chi tiết máy in đang được công nhân Công ty CNCVina (Hà Nội) chạy thử trước khi bàn giao cho khách hàng Nhật Bản. Nguồn: cncvina.com.vn

Thứ tư, để phát triển KTS theo hướng bền vững, chính quyền các địa phương, doanh nghiệp cần khẩn trương nâng cấp hạ tầng số, trong đó có việc chuẩn bị các phương án triển khai dịch vụ 5G - 6G cũng như các hạng mục hạ tầng công nghệ khác có liên quan.

Thứ năm, chú trọng đối ngoại đa phương với các tổ chức từ cấp độ toàn cầu, liên khu vực, khu vực nhằm xây dựng những quy tắc phối hợp và ứng xử chung, các hiệp định, công ước và thỏa thuận hợp tác, phối hợp trên những vấn đề liên quan nảy sinh từ sự phát triển của KTS nhằm bảo đảm an ninh thông tin, an ninh mạng.

Thứ sáu, cần thay đổi tư duy và cách thức quản lý nhà nước cho phù hợp với xu thế KTS và CMCN 4.0.

Thứ bảy, các Bộ, ngành, từng địa phương, từng doanh nghiệp cho đến người dân phải hành động để đưa chủ trương “phát triển KTS” trong các văn kiện của Đại hội XIII vào cuộc sống.

Kinh tế số - động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển
Cùng với ngân hàng số, du lịch số... y tế số đang là một xu hướng nổi lên gần đây. Trong ảnh: Buổi hội chẩn khám chữa bệnh từ xa tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Nguồn: vov.vn

Kết luận

Thực tiễn thời gian vừa qua tại Việt Nam chứng minh rằng, việc chuyển đổi số, hướng tới xây dựng KTS đã có những kết quả bước đầu. Phát triển KTS sẽ góp phần quan trọng làm thay đổi từ phương thức quản lý Nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng đến đời sống văn hóa, xã hội, thúc đẩy phát triển xã hội số. Văn kiện Đại hội Đảng XIII đặt ra yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, phát triển KTS, xã hội số để tạo bứt phá về nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay và sắp tới là điều mang tính tất yếu khách quan trong sự vận động và phát triển của Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

  1. Think Tank Vinasa (2019), Việt Nam thời chuyển đổi số, Nxb Thế giới, HN.
  2. Đảng CSVN Việt Nam (2021), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.
  3. Don Tapscott (1995), The Digital Economy: Promise and Peril in the Age of Networked Intelligence. McGraw-Hill.
  4. Trần Mai Ước (2021), KTS Việt Nam - Những điểm nghẽn và các giải pháp cơ bản để phát triển theo hướng bền vững, Tạp chí Khoa học Chính trị, ISSN: 1859-0187, số 2, trang 48-53.
  5. https://vfo.vn/r/bao-cao-ve-kinh-te-so-dong-nam-a-2020-dat-muc-100-ty-usd-40-trieu-nguoi-dung-internet-moi.140869/
  6. https://www.vcci.com.vn/viet-nam-dang-o-dau-trong-xu-the-kinh-te-so

7. https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/5-nam-gia-tri-nen-kinh-te-so-viet-nam-tang-gap-bon-lan-7818.html

Nhờ em gái chăm con, lên đường hỗ trợ TP.HCM chống dịch Nhờ em gái chăm con, lên đường hỗ trợ TP.HCM chống dịch

Chưa một lần rời xa con quá một ngày, thế nhưng khi nhận được lệnh lên đường chi viện cho TP.HCM, nữ điều dưỡng đã ...

Công nhân vệ sinh môi trường: Nụ cười trở lại khi công ty trả hết nợ lương Công nhân vệ sinh môi trường: Nụ cười trở lại khi công ty trả hết nợ lương

Hơn 4 tỷ đồng là số tiền mà Công ty CP Tập đoàn Nam Hà Nội trả cho các công nhân vệ sinh môi trường ...

Nữ công nhân F1 có 6 người nhà F0: “Đến bây giờ, nhà tôi vẫn nhìn nhau từ xa” Nữ công nhân F1 có 6 người nhà F0: “Đến bây giờ, nhà tôi vẫn nhìn nhau từ xa”

Ngay sau khi ổ dịch tại Công ty TNHH Hosiden Việt Nam bùng phát, chị Nguyễn Thị Nguyệt (khi đó là công nhân thuộc diện ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm