Kinh tế - Xã hội

Khởi nghiệp thất bại: Nguyên nhân và cách khắc phục

Phương Linh(t.h)
Tác giả: Phương Linh(t.h)
Với các câu slogan nhà nhà cùng khởi nghiệp, người người cùng khởi nghiệp nhằm thu hút đầu tư và phát triển. Thế nhưng liệu mọi người có thật sự ai cũng biết khởi nghiệp là gì ?
khoi nghiep that bai nguyen nhan va cach khac phuc
Danh tiếng, uy tín, công sức, lòng tin bấy lâu có thể bị phá hủy ngay thời điểm đó. Ảnh: vieclamquanly

Khởi nghiệp, theo từ điển thì “khởi” có nghĩa là bắt đầu một điều gì mới mẻ, một việc gì khác lạ, một thời kỳ mới, còn “nghiệp” có nghĩa là nghề nghiệp, sự nghiệp. Như vậy cụm từ “Khởi nghiệp” được hiểu là việc một cá nhân hay một doanh nghiệp bắt đầu một nghề nghiệp, một sự nghiệp mới mẻ nào đó.

Nó không nhất thiết là phải trong lĩnh vực kinh doanh, nó có thể là khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học, nghiên cứu kỹ thuật,… hay đơn giản là một người bắt đầu thực hiện ước mơ của mình là trở thành một họa sĩ hay một diễn viên. “Khởi nghiệp” nếu được dịch theo từ điển thì cách hiểu trên là hoàn toàn chính xác.

Khởi nghiệp không chỉ để cho những tập đoàn, doanh nghiệp lớn mà khởi nghiệp có thể là từ những cá nhân riêng lẻ, là sinh viên hoặc một người trưởng thành.

Vậy lý do nào khiến bạn thất bại khi khởi nghiệp?

1. Chưa hiểu đúng lý do để bắt đầu khởi nghiệp

Không phải bạn quyết định khởi nghiệp là do mục tiêu duy nhất bạn theo đuổi là “ tiền “ mà bạn cần phải có đam mê và phải đảm bảo những thứ mà bạn cung cấp cho thị trưởng phải đáp ứng nhu cầu thực tế.

2. Vốn không đủ

Không chuẩn bị đủ nguồn vốn. Đây có thể được xem là một nguyên nhân phổ biến làm cho các doanh nghiệp trẻ “chết yểu”.

3. Tính kiêu ngạo

Khi tự tin quá mức vào ý tưởng dễ dẫn tới việc bỏ mặc tất cả các yếu tố có sức ảnh hưởng khác. Điều này đưa đến những sai lầm có thể mắc phải như: không quan tâm nhu cầu thị trường; chọn mô hình kinh doanh thiếu hợp lý; thời điểm sai lệch khi tung ra sản phẩm; không tiếp thu ý kiến chuyên gia, vận dụng mối liên hệ xã hội.

4. Tầm nhìn vấn đề hạn hẹp

Không có sự đầu tư để lập kế hoạch chi tiết, nóng vội thực hiện. Các startup dễ phạm sai lầm: chi hết tiền mặt; tính toán sai chi phí, giá bán; xem nhẹ nhà đầu tư, các yếu tố tài chính.

5. Đánh giá thấp vai trò marketing, bán hàng

Chỉ đề cao tầm quan trọng của đội ngũ kỹ thuật mà xem nhẹ việc bán hàng, tiếp thị. Với một chiến lược quảng bá sản phẩm yếu kém thì dù sản phẩm bạn đang nắm giữ độc đáo thế nào đi nữa thì thất bại cũng là điều có thể xảy ra. Lý do cụ thể gồm: khả năng cạnh tranh thấp; chiến lược marketing kém; không khai thác được nguồn khách hàng tiềm năng

khoi nghiep that bai nguyen nhan va cach khac phuc
Lý do khởi nghiệp thất bại. Ảnh: vietnambiz.vn

6. Đặt bản thân mình lên cao

Startup nào cũng muốn tuyển dụng được thành viên xuất sắc, có khả năng đảm nhận vai trò nòng cốt và giàu nhiệt huyết với công việc. Tập hợp được đội ngũ hùng mạnh chưa hẳn sẽ thu về ngay kết quả tốt đẹp. Nếu mỗi người đều có tính tự cao tự đại thì tan rã là việc sớm muộn. Điều này đến từ: cách làm việc thiếu hòa hợp; sự bất đồng giữa các nhân viên hoặc với nhà đầu tư.

7. Không cẩn trọng

Thiếu tính chi tiết, cẩn thận từ người lãnh đạo sẽ dẫn đến kết quả vô cùng tệ hại. Danh tiếng, uy tín, công sức, lòng tin bấy lâu có thể bị phá hủy ngay thời điểm đó. Những lỗi nếu không chú ý sẽ dễ vướng vào như: sản phẩm đơn điệu (17%); định vị thương hiệu yếu kém (9%); vấn đề pháp lý (8%).

8. Tình trạng mất cân bằng

Nếu phong cách làm việc rơi vào trạng thái này thời gian lâu thì sẽ tạo thành kết quả xấu như: mất tập trung (13%); thiếu kiên trì (9%); kiệt sức (8%).

9. Tính linh hoạt

Nét đặc trưng của startup là hoàn toàn được tự đo, sáng tạo với những ý tưởng, sản phẩm của mình. Tuy nhiên, khả năng linh hoạt để không đi vào lối mòn, chọn nhiệm vụ bất khả thi đôi khi chưa tận dụng được tốt. Hậu quả là chuyển đổi sai hướng phát triển kinh doanh (10%) hoặc thất bại hoàn toàn (7%).

Cách khắc phục để khởi nghiệp thành công

Tư cách cá nhân: tự tin nhưng vẫn khiêm tốn; lắng nghe ý kiến từ cộng sự, đồng nghiệp, cố vấn; giữ cân bằng công việc – cuộc sống; nâng cao khả năng ứng biến tình huống.

Tư cách lãnh đạo: chuẩn bị nguồn dự phòng, biết nhìn xa trông rộng; lập kế hoạch chi tiết mang tính khả thi; hiểu rõ vai trò của bộ phận bán hàng và marketing; tạo lập nhóm làm việc; biết cách lãnh đạo, kết nối nhân viên, phát huy đúng sở trường và điểm mạnh của từng người; thích nghi tốt trước biến đổi của thị trường.

khoi nghiep that bai nguyen nhan va cach khac phuc Làm thế nào để quản lý dòng tiền, thu thuế hoạt động kinh doanh thương mại điện tử?

Một trong những điểm mới của Luật Quản lý thuế là quy định về việc quản lý thuế trong hoạt động kinh doanh thương mại ...

khoi nghiep that bai nguyen nhan va cach khac phuc 2 chàng trai lập startup giải cứu 18 tấn rau quả xấu xí

Sản phẩm của Imperfect Produce rất độc đáo: Trái cây và rau củ quả có vẻ ngoài xấu xí nhưng vẫn còn tốt ở bên ...

khoi nghiep that bai nguyen nhan va cach khac phuc Những ý tưởng về lĩnh vực kinh doanh hot hiện nay

Nên Kinh Doanh gì? Đây là 1 số mặt hàng dễ kinh doanh nhất hiện nay. Dành cho các bạn trẻ muốn thử sức, cho ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm