Theo dòng chảy của thời gian, bến Bình Đông vẫn lưu giữ nguyên vẹn những nét đẹp văn hóa sống động mang giá trị truyền thống riêng có giữa lòng của đô thị Sài Gòn hiện đại. Cảnh vật đặc trưng nơi đây vào ngày Tết nhộn nhịp trên bến dưới thuyền với những khu chợ buôn bán tấp nập đa dạng mặt hàng từ thực phẩm tới cây cảnh và chợ hoa xuân.
![]() |
Chợ hoa xuân năm 2023 ở bến Bình Đông với chủ đề "Trên bến dưới thuyền". Ảnh PV |
Vào thế kỷ XVIII, một bộ phận người Hoa di cư từ Biên Hòa (Đồng Nai) đến hai bên bờ của kênh Tàu Hũ. Họ buôn bán, lập nghiệp ở nơi đây khiến nơi đây trở nên sầm uất, nhộn nhịp và tạo tiền đề lập nên bến Bình Đông. Đến thế kỷ XIX, bến Bình Đông chính thức được hình thành.
Qua thời gian, nơi đây trở thành cửa ngõ thông thương của Sài Gòn với các tỉnh lân cận, đặc biệt là các tỉnh miền Tây của khu vực Nam Bộ. Ngày nay, ở đây vẫn còn dãy nhà cổ được xây từ thế kỷ XX theo kiểu nhà phố liền kề, cao hai tầng và lợp mái ngói.
![]() |
![]() |
Anh Trần Văn Trọn, 42 tuổi, quê Bến Tre cho biết, năm nay hàng bán chậm. Ngày 26 Tết mà anh mới bán được vài cây mai. Từ vài triệu, ngày 29, mai xuống chỉ còn trên dưới 1 triệu đồng. Tiền thuê ghe, tiền bãi tổng cộng hết 30 triệu. Không biết năm nay có đủ tiền vốn không.
![]() |
Anh Trần Văn Trọn - chủ một ghe bán hoa trên bên Bình Đông. Ảnh: PV |
Bến Bình Đông nổi bật vào ngày tết Nguyên đán với hình ảnh hàng trăm ghe thuyền chở hoa, cây kiểng đến từ các nhà vườn với các loại như: chậu kiểng bonsai, mai chấn thủy, quất lớn hay các loại hoa kiểng như hoa cúc vạn thọ, hoa sức, hoa lan, hoa Đà Lạt, bông giấy,... đa dạng chủng loại, nhiều sắc màu, giá cả được tỉa cẩn thận, tạo dáng độc đáo thu hút người mua.
Bên cạnh việc trao đổi giao thương chính là lúa gạo thì buôn bán trái cây, đồ gia dụng ở bến Bình Đông cũng rất tấp nập. Du khách đến đây có thể mua sắm được nhiều sản phẩm khác nhau để phục vụ cho nhu cầu của mình.
![]() |
Bến Bình Đồng từ xưa đã nổi tiếng là cửa ngõ thông thương của Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Ảnh: PV |
![]() |
Chị Hoàng Thuỳ Mai, bán hoa Tết trên Bến Bình Đông cho biết: “Hồi đầu tuần, một cặp cúc vạn thọ có giá 180.000 - 200.000 đồng, nhưng nay khách trả 80.000 đồng cũng phải bán. Chứ đợi chờ gì nữa, mai thì chỉ có mang về”.
![]() |
Những chậu hoa cúc vạn thọ nay chỉ còn 80.000 đồng/1 chậu. Ảnh: PV |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
