Sạt lở nghiêm trọng diễn ra trên nhiều tuyến sông (Nguồn TTXVN)
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu vừa ký quyết định công bố tình trạng khẩn cấp sự cố sạt lở tại bờ sông Đáy, sông Bùi (huyện Chương Mỹ và Quốc Oai), sông Đà (huyện Ba Vì), sông Cà Lồ (huyện Đông Anh).
Cụ thể, sạt lở bờ sông Bùi, sông Đáy trên địa bàn các xã Hòa Chính (huyện Chương Mỹ) làm nhiều bụi tre, cây cối, vật kiến trúc của 18 hộ dân bị sạt trượt xuống sông, làm nứt và đổ nghiêng 125m kè đá bờ sông tại khu vực khuôn viên đình Lưu Xá.
Sạt lở bờ sông Đáy trên địa bàn xã Văn Võ (huyện Chương Mỹ) ảnh hưởng 66 hộ dân, nhiều nhà dân bị sụt lún công trình phụ.
Sạt lở bờ sông Đà qua địa bàn xã Thái Hòa (huyện Ba Vì) dài khoảng 655m có nguy cơ ảnh hưởng đến 15 hộ dân sinh sống, hiện các vị trí sạt lở đang có xu hướng mở rộng và cách nhà dân 3-5m gây nguy hiểm cho các hộ dân.
![]() |
Sạt lở nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân - Ảnh minh họa |
Còn tại bờ hữu sông Cà Lồ (huyện Đông Anh) từ đền Ba Voi đến cầu Phủ Lỗ xuất hiện lún sụt ở bờ sông. Các công trình phụ của di tích đền Ba Voi đã xuất hiện nhiều vết nứt xé, lún nền như: Nứt, lún ở khu vực sân, các vết nứt xé trần bêtông...
Ông Nguyễn Văn Luân, trưởng ban quản lý di tích đền Ba Voi, cho biết vào tháng 7/2019, khoảng 200m bờ sông Cà Lồ cạnh đền xuất hiện tình trạng sạt lở khiến quần thể di tích bị ảnh hưởng.
"Đến đầu tháng 3/2020, sạt lở diễn ra nghiêm trọng hơn, nhiều hạng mục nứt toác, chúng tôi đã báo cáo lên xã Nguyên Khê. Ngày 15/5, TP Hà Nội đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại khu di tích, đến ngày 19/5, chính quyền đã phải cho căng dây, đặt biển cảnh báo và đóng cửa khu di tích để đảm bảo an toàn" - ông Luân nói.
Ông Luân cho biết ngày 24-5 vừa qua, đoàn khảo sát của TP đã về khoan địa chất để tính toán, lên phương án xử lý sự cố sạt lở ở đền Ba Voi. Dự kiến việc khắc phục sự cố sạt lở hoàn thành trong tháng 9 tới.
Trước tình hình sạt lở nghiêm trọng trên các sông, UBND TP Hà Nội yêu cầu các huyện Ba Vì, Quốc Oai, Chương Mỹ và Đông Anh ngăn không cho người dân vào khu vực sạt lở, kịp thời tuyên truyền, thông báo, cắm biển cảnh báo, khoanh vùng phạm vi nguy cơ sạt lở tiếp diễn hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố để người dân chủ động phòng tránh.
Phối hợp với Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão khẩn trương khoanh vùng các vị trí sạt lở và phạm vi sạt lở tiếp diễn. Xây dựng phương án tổ chức ứng phó theo phương châm 4 tại chỗ, không để phát sinh thêm sự cố và đảm bảo tuyệt đối an toàn cho các công trình đê điều và các hộ dân sinh sống trong khu vực sạt lở.
TP Hà Nội cũng giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư, thực hiện dự án xử lý cấp bách sự cố sạt lở bờ sông Bùi, sông Đáy, sông Đà và sông Cà Lồ bằng nguồn ngân sách của TP.
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 13/6, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt quá 7,7 triệu người với hơn ... |
![]() Tại công trình xây dựng trên đường Phan Đình Thông, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng vừa xảy ra một vụ tai ... |
![]() Tiền lương làm thêm giờ sẽ được tính như thế nào là vấn đề đang được nhiều người lao động quan tâm. |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
