Với ký ức của những người từng trải qua trận mưa được ví là lịch sử của Hà Nội năm 2008, hình ảnh người dân phải di chuyển bằng thuyền trên những con đường của Hà Nội là một điều vừa kỳ lạ, vừa thú vị và vừa sợ hãi, hoang mang. Nhưng kể từ năm 2008 tới nay, cứ mỗi mùa mưa về, những hình ảnh ngập lụt ở Hà Nội lại tái hiện và dần trở thành quen thuộc. Hầu như cứ sau một trận mưa rào là đường phố Hà Nội lại lụt.
![]() |
Cơn mưa năm 2008 tại Hồ Gươm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nguồn: An ninh thủ đô. |
Ông Nguyễn Hữu Chiến, tiểu thương tại chợ Xanh, Cầu Giấy, Hà Nội trải lòng về việc phải chống chọi lại với những cơn mưa trong những năm vừa qua: “Cứ mưa là ngập. Có những trận mưa, chúng tôi thiệt hại vài chục triệu tiền hàng vì bị ngập nước, hư hỏng, không kịp trở tay di tản. Nước ngập tới bụng luôn”.
Thấp thỏm mỗi khi trời mưa ngập lụt cũng là thực trạng tại các tuyến phố nội đô Hà Nội. Úng ngập đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân thuộc đủ các tầng lớp trong xã hội.
Khó diễn tả hết nỗi cơ cực của người dân những lúc mưa to. Từ việc kẹt xe, "chôn chân" lẫn phương tiện trên đường, dưới cái mưa lạnh lùng, đến sự cam chịu của những người có việc không đặng đừng vẫn phải đội mưa ra đường; từ sự vất vả của người dân chống chọi lại dòng nước ngập vào trong nhà, đến nỗi xót của do hàng hóa bị ngập, ngấm nước, hay lo lắng cho sự an toàn cho con cái họ di chuyển trở về nhà…
Những cơn mưa còn nhấn chìm đồng ruộng, hoa màu, cướp đi miếng ăn của người nông dân một nắng hai sương. Nhiều gia đình cố gắng mua một chiếc ô tô để đi lại thì có khi đi trên đường hay để tại gara, chỗ gửi xe cũng bị ngập lút, thiệt hại từ vài chục đến cả trăm triệu đồng.
Đã có bao nhiêu cuộc họp của các cấp chính quyền, bao nhiêu giải pháp được đưa ra nhằm phòng, chống ngập mà không đi đến đâu. Người Hà Nội đã từng được nghe về mục tiêu hết úng ngập của thành phố vào năm 2015 từ năm 2012. Về việc sẽ chống ngập úng cục bộ cho những khu vực nội đô như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Hoàng Mai; Về Quy hoạch thoát nước Thủ đô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050... Nhưng rồi người dân Thủ đô vẫn thấp thỏm mỗi khi trời mưa và mơ về một ngày thành phố không còn lụt.
![]() |
Khu vực Chợ Xanh, Cầu Giấy, Hà Nội đã nhiều năm nay, cứ mưa là ngập. Ảnh: NGỌC TIẾN. |
Năm nào cũng ngập
Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, năm 2022, Hà Nội vẫn còn 11 điểm trọng yếu về ngập úng. Tuy nhiên, ghi nhận từ thực tế và phản ánh của người dân cho thấy, những điểm ngập úng trong địa bàn nội đô mỗi khi trời mưa còn nhiều hơn thế. Đáng nói, mùa mưa năm nào cũng bị ngập cục bộ tại nhiều tuyến phố trên địa bàn nội đô.
Ông Chiến cho biết thêm, giờ thì ông và tiểu thương chợ Xanh đã quen với việc ngập mỗi khi trời đổ mưa. “Cách đây năm, sáu năm trước, cũng tại địa điểm này, khi những tòa nhà chọc trời “chưa mọc”, mỗi lần mưa chỉ ngập tới cẳng chân thôi. Những năm gần đây thì có khác, cứ mưa là lại ngập tới bụng. Giờ thì cứ khi nào trời chuẩn bị mưa, chúng tôi thống nhất đóng cửa hàng, di tản hàng hóa luôn. Mất mát, thiệt hại vẫn có đấy, nhưng biết kêu ai?”, ông Chiến nói.
Từ năm 2005 đến nay, UBND TP. Hà Nội đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng vào các dự án thoát nước. Trong đó, riêng 3 dự án gồm: Dự án thoát nước, chống ngập úng cho khu vực phía Tây Hà Nội triển khai từ năm 2015 có tổng mức đầu tư hơn 7.400 tỷ đồng; Dự án xây dựng Cụm công trình đầu mối Liên Mạc (nhằm giảm ngập úng cho khu vực quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và phụ cận) có tổng mức đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng; Dự án thoát nước Hà Nội có mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng, đã hoàn thành vào cuối năm 2016. Dù vậy, từ sau khi hoàn thành đến nay, các dự án trên vẫn chưa hoạt động được đúng theo kỳ vọng. Cứ mưa là ngập. |
![]() Bệnh viện ô tô và hãng bugi NGK Việt Nam tổ chức chương trình "giải cứu" bugi xe máy ngập nước dành cho các chủ ... |
![]() Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp suy yếu từ cơn bão số 2, ở khu vực Bắc bộ và Thanh Hóa ngày 12/8 ... |
![]() Với xu hướng sở hữu ô tô trong mỗi gia đình, người Hà Nội bổ sung vào danh mục tiêu chí chọn chung cư nội ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
