![]() |
Hàng xà cừ cổ thụ trên đường Kim Mã trước khi bị đánh chuyển phục vụ thi công dự án (ảnh internet) |
Chiều 1/6, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cùng một số đơn vị liên quan đi kiểm tra việc chăm sóc hơn 100 cây xanh được đánh chuyển từ đường Kim Mã (phục vụ thi công tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội) về vườn ươm ở xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm. Việc này diễn ra sau khi ông Nguyễn Văn Hưng, 54 tuổi, ở xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, người cho thuê đất làm vườn ươm phản ánh đơn vị thuê đất, thuê chăm sóc bỏ rơi số cây nói trên.
Theo ông Hưng, tháng 10/2016 Công ty Beepro - đơn vị ký hợp đồng đánh chuyển, chăm sóc cây với MRB, di dời hơn 100 cây xà cừ từ đường Kim Mã về vườn ươm. Vài tháng sau khi cây đâm chồi, công ty đưa một đoàn sang khảo sát quay phim, chụp ảnh. “Sau đó, họ không sang thêm lần nào nữa, gọi điện không liên lạc được. Cây bị bỏ rơi, chết dần, tôi nhìn xót quá nên lúc rảnh lại ra phát cỏ tưới nước. Tôi hợp đồng thuê đất ông ký với Beepro trong hai năm với giá thuê 300 triệu đồng, công ty mới thanh toán nửa tiền”, ông Hưng cho biết.
Phủ nhận việc bỏ rơi số cây trên, ông Trần Tuấn Anh, đại diện MRB, thông tin hàng quý đơn vị đều cử người đến kiểm tra việc chăm sóc cây của Công ty Beepro và khi cần kiểm kê số cây sống, chết đều có lực lượng liên ngành đi cùng. Trong hợp đồng của MRB với Công ty Beepro không có việc thuê lại đất làm vườn ươm của bên thứ ba. Toàn bộ chi phí đánh chuyển, chăm sóc 104 cây nằm trong hợp đồng trọn gói có thời hạn 12 tháng, số tiền trên 5 tỷ đồng.
Đại diện MRB cho rằng, do việc đánh chuyển cây tại dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội là thí điểm nên chưa có trong đơn giá định mức theo quy định, gây khó khăn cho thanh quyết toán giữa MRB và Công ty Beepro. Đơn vị đã báo cáo xin ý kiến Sở Xây dựng Hà Nội về việc chuyển số cây trên đến vị trí khác vì đã quá hợp đồng gần 3 năm, nhưng thành phố chưa có phương án giải quyết.
Ông Lê Huy Cường, Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam, cho biết đã hai lần đến vườn ươm Đa Tốn khảo sát thực tế và ghi nhận tỷ lệ cây xà cừ sống trên 80%. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có đơn vị đánh chuyển những cây xà cừ lớn với đường kính khoảng một mét, tỷ lệ sống như trên là rất tốt. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại các cơ quan mới nghĩ đến việc đánh chuyển cây đi ươm trồng, còn sử dụng những cây đó thế nào thì chưa nghĩ đến.
Theo ông Cường, việc đánh chuyển chăm sóc cây lớn rất tốn kém, sau này tiếp tục chuyển đến nơi trồng mới sẽ càng tốn thêm và tỷ lệ cây sống sẽ giảm đi. Trong khi đó xà cừ không nằm trong danh mục cây xanh đô thị và vì có đường kính lớn nên không thể đưa số cây ở vườn ươm Đa Tốn về trồng lại ở các đường phố mà chỉ nên trồng trong công viên, vườn hoa.
Xà cừ được trồng ở Hà Nội chủ yếu từ thời Pháp, từ năm 1960 đến nay thành phố không trồng loại này. Thống kê của Sở Xây dựng, Hà Nội có trên 4.000 cây xà cừ được trồng ở đường phố Hoàng Diệu, Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Hoa Thám, La Thành, đường Láng, Trần Thánh Tông, Yên Phụ... Năm 2017, thành phố đã tổ chức lấy ý kiến thay thế toàn bộ cây xà cừ, tuy nhiên kế hoạch đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều nên không được thực hiện.
Tháng 10/2016, thay vì chặt hạ, thành phố chọn phương án đánh chuyển hơn 100 cây xà cừ cổ thụ trên đường Kim Mã phục vụ thi công dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đến vườn ươm. Một năm sau, phương án đánh chuyển tiếp tục được áp dụng khi thành phố thi công mở rộng đường vành đai 3, đoạn đường Phạm Văn Đồng với hơn 1.000 cây, đa số là xà cừ, được trồng tại một số nút giao thông cửa ngõ ra vào thành phố.
Khi đi kiểm tra tiến độ mở đường Phạm Văn Đồng, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nêu quan điểm thành phố sẽ không trồng lại cây xà cừ đã đánh chuyển trên các tuyến phố, bởi qua tính toán việc này rất tốn kém. Số tiền đánh chuyển, ươm trồng 1.000 cây có thể dùng trồng mới hàng chục nghìn cây khác.
![]() Cập nhật thông tin 7h sáng ngày 2/6, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới hơn 6,36 triệu người với hơn 377 ... |
![]() Trước sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đời sống vật chất cũng như tinh thần của công nhân đều cần được chú trọng. Nắm ... |
![]() Trẻ em đuối nước hè nào cũng diễn ra, con công nhân lao động các khu công nghiệp không là ngoại lệ. Chỉ có dạy ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
