Kinh tế - Xã hội

Giúp công nhân, doanh nghiệp lại lúng túng tìm đường vào thị trường Âu, Mỹ

PV
Tác giả: PV
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các doanh nghiệp ngành dệt may đã chuyển hướng sản xuất khẩu trang xuất khẩu, tạo thu nhập và việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều doanh nghiệp còn lúng túng về các tiêu chuẩn an toàn để xuất khẩu vào thị trường châu Âu và Mỹ.    
giup cong nhan doanh nghiep lai lung tung tim duong vao thi truong au my
Công nhân Công ty May Nhà Bè sản xuất khẩu trang xuất khẩu. Ảnh: TL

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 100% doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc đều bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Trong tháng 4 và tháng 5, có khoảng 80% doanh nghiệp phải cắt giảm số lao động.

Theo ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: Con số giảm thực tế của đơn hàng xuất khẩu của ngành phải chờ đến tháng 5 và tháng 6, khi lượng đơn hàng bị hủy, hoãn đều nằm trong khoảng thời gian này. Hàng không bán được, nguyên liệu nhập vào lên tới 300 triệu đô la. Hiệp hội e ngại, ngành dệt may sẽ thiệt hại khoảng 12.000 tỉ đồng nếu dịch bệnh kéo dài đến tháng 6.

Công nhân thiếu việc làm, nhiều doanh nghiệp dệt may đã nhanh chóng chuyển hướng và đẩy mạnh xuất khẩu trang phòng, chống dịch Covid-19 nhằm duy trì sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động và giảm bớt thiệt hại do bị dừng các đơn hàng. Trong đó, Tổng Công ty May 10 đã nhận được các đơn hàng khẩu trang kháng khuẩn từ Đức, Mỹ với tổng số 20 triệu chiếc, giao hàng trong tháng 7/2020.

Các mặt hàng khẩu trang mà Tổng công ty đang sản xuất bao gồm: khẩu trang vải kháng khuẩn dệt kim mầm non, khẩu trang vải kháng khuẩn dệt kim tiểu học, khẩu trang vải kháng khuẩn dệt kim người lớn, khẩu trang kháng khuẩn dệt thoi. Ông Thân Đức Việt - Tổng giám đốc Tổng Công ty May 10 chia sẻ: Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên trong tháng 4/2020, tổng công ty thiếu hụt gần 30% đơn hàng. Tuy nhiên, việc may khẩu trang hy vọng sẽ bù đắp phần nào, góp phần đảm bảo đủ việc làm cho gần 12.000 người lao động”.

Ông Cao Hữu Hiếu - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết: Năng lực sản xuất của Vinatex lên tới 100 triệu chiếc/tháng. Riêng sản phẩm được bán lẻ tại 3 cửa hàng thuộc Tập đoàn với số lượng 100.000 chiếc/ngày.

Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), từ đầu năm đến ngày 19/4, tổng lượng khẩu trang đã xuất khẩu của các doanh nghiệp là 415,7 triệu chiếc, tổng giá đạt 63,19 triệu USD. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật, Hàn Quốc, Đức, Mỹ, Hong Kong, Singapore...

Tuy nhiên, các doanh nghiệp còn lúng túng về việc đáp ứng các tiêu chuẩn để xuất khẩu khẩu trang vào thị trường Âu, Mỹ. Mặt hàng khẩu trang thuộc danh mục các thiết bị phòng hộ cá nhân (PPE) liên quan đến sức khỏe, an toàn của người sử dụng. Đối với các thị trường như châu Âu và Mỹ, các tiêu chuẩn này rất khắt khe. Nếu không có các chứng chỉ phù hợp gồm FDA và CE, hàng hóa có thể gặp khó khăn khi nhập khẩu.

giup cong nhan doanh nghiep lai lung tung tim duong vao thi truong au my
Khẩu trang phòng dịch do Công ty Dệt kim Đông Xuân sản xuất

Trước những khó khăn của doanh nghiệp, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo trực tuyến về xuất khẩu dệt may trong bối cảnh dịch Covid-19, trong đó đã tập trung giải đáp vướng mắc nhằm giúp doanh nghiệp nhanh chóng đáp ứng các tiêu chuẩn FDA và CE. Từ đó, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tránh tình trạng hàng sản xuất ra không thể nhập khẩu, có khả năng bị trả lại.

Ông Đinh Ngọc Long - chuyên gia đánh giá trưởng Trung tâm chứng nhận phù hợp QUACERT lý giải: CE (viết tắt của Conformité Européenne, có tên chính thức là CE Marking) là dấu nhãn được gắn trên 22 nhóm sản phẩm được lưu hành trong thị trường châu Âu, trong đó có dụng cụ bảo hộ cá nhân như khẩu trang. Sản phẩm có dấu CE chứng tỏ đáp ứng yêu cầu về an toàn, sức khoẻ và bảo vệ môi trường của Liên minh châu Âu. Một số sản phẩm phải tuân theo nhiều yêu cầu của EU cùng một lúc. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang thường thì không cần nhãn CE, nếu xuất khẩu khẩu trang kháng khuẩn, khẩu trang y tế thì cần nhãn CE. Sản phẩm được gắn nhãn CE sẽ được lưu thông tự do trong thị trường châu Âu, được pháp luật của Liên minh châu Âu công nhận.

Theo các chuyên gia, tiêu chuẩn FDA là những chứng nhận, giám sát an toàn nghiêm ngặt của Cục quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm Mỹ (FDA). FDA cũng giám sát độ an toàn của tất cả các sản phẩm từ nhà sản xuất muốn đưa sản phẩm vào thị trường Mỹ. Có giấy chứng nhận FDA và tuân thủ quy định của FDA thì sản phẩm mới được lưu hành tại thị trường Mỹ.

Chuyển đổi từ mặt hàng may mặc sang mặt hàng khẩu trang, các doanh nghiệp phải đáp ứng các chứng chỉ phù hợp để có thể đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Âu, Mỹ.

Lao động dệt may thuộc nhóm lao động kỹ năng thấp, cùng với da giày. Trước áp lực duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền lương và việc làm của người lao động, các doanh nghiệp dệt may vẫn đang tìm cách vượt qua cuộc “khủng hoảng” do dịch Covid-19. Xuất khẩu mặt hàng khẩu trang là cơ hội để doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng của dịch bệnh, hàng triệu lao động tránh khỏi nguy cơ mất việc làm.

giup cong nhan doanh nghiep lai lung tung tim duong vao thi truong au my Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 6/5

Cập nhật thông tin đến 7h sáng ngày 6/5, Covid-19 đã xuất hiện ở 214 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 3,7 triệu ...

giup cong nhan doanh nghiep lai lung tung tim duong vao thi truong au my Niềm hạnh phúc khiến đôi vợ chồng công nhân nhiều đêm không ngủ

Vợ chồng công nhân Huỳnh Thị Thu Trăm - Lê Văn Lễ (tỉnh Tây Ninh) vui sướng không ngủ được vì được Công đoàn hỗ ...

giup cong nhan doanh nghiep lai lung tung tim duong vao thi truong au my Tượng đài trong lòng dân

Tượng đài là một công trình hữu hình mà qua đó, cộng đồng ủy nhiệm niềm tin, khát :vọng của mình. Rất khó để đánh ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm