Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới
Công đoàn

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Phương Mai
Tác giả: Phương Mai
Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
10 năm kiểm tra đồng hành cùng người lao động: Minh bạch, trách nhiệm và kiên định

Một số chỉ tiêu không còn phù hợp trong bối cảnh mới

Theo báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, đến cuối năm 2024, toàn quốc có 57.514 UBKT công đoàn các cấp, chiếm 54,99% tổng số đầu mối công đoàn​. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động của UBKT tại một số nơi còn hình thức, thiếu chiều sâu, đặc biệt là ở công đoàn cơ sở – nơi đội ngũ cán bộ chủ yếu kiêm nhiệm, thiếu nghiệp vụ chuyên môn.

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: Văn Quân.

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cũng nhận định, trước yêu cầu hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng lao động khu vực ngoài nhà nước, khu vực phi chính thức; đặt trong bối cảnh thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn các cơ quan Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ theo tinh thần Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; trong thời gian tới, số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách nói chung và cán bộ UBKT công đoàn nói riêng sẽ giảm mạnh, thậm chí có thể không còn cán bộ công đoàn chuyên trách làm việc toàn thời gian cho công tác kiểm tra, giám sát.

Việc sắp xếp lại các tổ chức chính trị - xã hội, giao nhiệm vụ về trực thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ dẫn đến cơ cấu tổ chức bộ máy công đoàn các cấp, chức năng nhiệm vụ của các ban chuyên môn và ủy ban kiểm tra công đoàn có sự cải tổ, thay đổi toàn diện. Do đó, một số chỉ tiêu, giải pháp và nhiệm vụ đặt ra của Nghị quyết 06b không còn phù hợp với bối cảnh cụ thể hiện nay, cần thiết điều chỉnh và đề xuất sửa đổi.

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới
LĐLĐ TP Hải Phòng làm việc với Đoàn khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam về đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 6b. Ảnh: CĐCC.

Mô hình 3 cấp: Cấu trúc then chốt đảm bảo chất lượng kiểm tra, giám sát

Theo quy định hiện nay của Tổng LĐLĐ Việt Nam, mô hình hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất, có 4 cấp: Tổng LĐLĐ Việt Nam; LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và CĐCS (nghiệp đoàn cơ sở).

Đồng chí Đặng Đức Hiển - Chủ nhiệm UBKT LĐLĐ TP Hải Phòng nhận định, UBKT công đoàn cơ sở (CĐCS) có số lượng ủy viên đông nhưng phần lớn là làm công tác kiêm nhiệm. Một số UBKT cũng đã thực hiện tốt vai trò của mình, tổ chức đầy đủ, nghiêm túc các cuộc kiểm tra cùng cấp. Song cũng còn nhiều UBKT CĐCS chưa thể hiện được vai trò của mình trong việc kiểm tra, giám sát, nhất là kiểm tra tài chính cùng cấp, nhiều khi làm cho có, rất hình thức, nên hiệu quả chưa cao; nhiều vấn đề quan trọng phải có sự vào cuộc của UBKT cấp trên, trong đó nhiều đơn vị đề nghị UBKT LĐLĐ tỉnh, thành phố hỗ trợ.

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới
Đồng chí Đặng Đức Hiển - Chủ nhiệm UBKT LĐLĐ TP Hải Phòng. Ảnh: Văn Quân.

Trong thời gian tới, thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về tinh gọn tổ chức bộ máy, bỏ cấp trung gian (cấp huyện), sắp xếp lại cấp xã, sắp xếp lại các đoàn thể trong khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì tổ chức Công đoàn cũng phải sắp xếp lại, không còn LĐLĐ quận, huyện. Khi đó tổ chức Công đoàn sẽ không còn cấp trên trực tiếp cơ sở mà hoạt động sẽ hướng tới mô hình 3 cấp: Tổng LĐLĐ Việt Nam; LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương và CĐCS (nghiệp đoàn cơ sở).

Trong bối cảnh đó, đại diện LĐLĐ TP Hải Phòng đề xuất giữ nguyên mô hình 3 cấp UBKT, tăng cường số lượng ủy viên UBKT công đoàn ở cấp Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ tỉnh/thành phố là cán bộ công đoàn chuyên trách để hướng dẫn UBKT CĐCS hoạt động, để giữ vững tính hệ thống và liên thông của công tác kiểm tra trong toàn bộ hệ thống công đoàn.

“Nếu UBKT chỉ có 2 cấp là Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ tỉnh/thành phố thì sẽ không thể đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện theo quy định, vì khi đó số lượng CĐCS đông, UBKT cấp trên không thể đảm đương được nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định đối với các CĐCS, cùng với đó là thiếu kiểm tra cùng cấp, nhất là vấn đề tài chính công đoàn sẽ ảnh hưởng đến công tác báo cáo quyết toán hằng năm của CĐCS”, đồng chí Đặng Đức Hiển nhấn mạnh.

Đồng thời, đề xuất thay vì giảm cấp tổ chức UBKT, nên kiểm soát lại cách tổ chức nhân sự theo hướng chuyên môn hóa, hiệu lực, hiệu quả, thông qua một số nhiệm vụ như: Hàng năm, UBKT LĐLĐ tỉnh/thành phố tổ chức kiểm tra ít nhất 25% công đoàn cấp dưới về tài chính và chấp hành Điều lệ Công đoàn; Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ cho cán bộ UBKT công đoàn các cấp; Đảm bảo điều kiện làm việc và hoàn thiện cơ chế chính sách đối với cán bộ UBKT công đoàn;...

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới
LĐLĐ huyện Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) tổ chức triển khai kiểm tra, giám sát CĐCS trong việc chấp hành Điểu lệ Công đoàn Việt Nam. Ảnh: CĐCC

Có thể thấy, việc tỷ lệ cán bộ UBKT là cán bộ chuyên trách thấp hơn nhiều so với số lượng cán bộ kiêm nhiệm, dẫn đến nhiều hệ lụy trong công tác kiểm tra, giám sát. Không thể kỳ vọng một bộ máy kiểm tra vận hành trơn tru nếu toàn bộ dựa vào những người làm “bán thời gian”. Khi cấp cơ sở thiếu lực, thì cấp trên trực tiếp chính là người “nâng đỡ” trong thực tiễn kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.

Trong 10 năm qua, tại Hải Phòng, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở kiểm tra công đoàn cơ sở về tài chính 11.780 cuộc, trung bình 1.178 cuộc/năm đạt 41% (vượt 26% chỉ tiêu của Nghị quyết 6b/NQ-TLĐ); kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn 8.833 cuộc, trung bình 883 cuộc/năm, đạt 31% (vượt 21% chỉ tiêu Nghị quyết 6b). 100% công đoàn các cấp kiểm tra kịp thời khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm của tổ chức Công đoàn và cán bộ, đoàn viên.

Từ kết quả đó, có thể thấy, đề xuất giữ mô hình 3 cấp của UBKT công đoàn từ địa phương này là hoàn toàn có cơ sở và phù hợp.

Trong bối cảnh bộ máy công đoàn đang chịu áp lực thay đổi từ nhiều phía, thì sự tồn tại của một hệ thống kiểm tra độc lập, xuyên suốt chính là “xương sống” để công đoàn tiếp tục phát huy vai trò bảo vệ đoàn viên, người lao động một cách thiết thực và thực chất.

Công đoàn có quyền, trách nhiệm gì khi tham gia kiểm tra, thanh tra? Công đoàn có quyền, trách nhiệm gì khi tham gia kiểm tra, thanh tra?

Thanh tra, kiểm tra là phương thức kiểm soát chủ yếu, quan trọng của các cơ quan quản lý Nhà nước. Công đoàn có trách ...

10 năm kiểm tra đồng hành cùng người lao động: Minh bạch, trách nhiệm và kiên định 10 năm kiểm tra đồng hành cùng người lao động: Minh bạch, trách nhiệm và kiên định

Mười năm trước, Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ được ban hành như một cột mốc đánh dấu bước ngoặt mới trong hoạt động kiểm tra, giám sát ...

Kiểm tra công đoàn thời chuyển đổi: Gác cổng kỷ cương – Kiến tạo niềm tin Kiểm tra công đoàn thời chuyển đổi: Gác cổng kỷ cương – Kiến tạo niềm tin

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn Việt Nam đang đẩy mạnh đổi mới tổ chức và hoạt động, công tác kiểm tra càng đóng ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm