Công đoàn

Giám sát thực hiện pháp luật lao động, Bảo hiểm xã hội, chính sách hỗ trợ lao động

HÀ VY
Tác giả: HÀ VY
Đoàn giám sát liên ngành do Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì vừa tổ chức giám sát tình hình thực hiện pháp luật lao động; công tác triển khai và kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động tại các doanh nghiệp của tỉnh Hải Dương.
Giặt áo cho người lao động Hội thi "An toàn vệ sinh viên giỏi" tỉnh Bắc Ninh năm 2022
Giám sát thực hiện pháp luật lao động, Bảo hiểm xã hội, chính sách hỗ trợ lao động
Đồng chí Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam (áo xanh) trò chuyện với công nhân. Ảnh: THC

Tham gia Đoàn giám sát liên ngành có lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đại diện Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam.

Đồng chí Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho biết, Đoàn giám sát tập trung giám sát các nội dung: Tình hình thực hiện pháp luật lao động (tiền lương, BHXH, thỏa ước lao động tập thể, kỷ luật lao động...); tình hình triển khai và kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động, người lao động (theo Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 1/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp); Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Đoàn giám sát cũng đề nghị doanh nghiệp thông tin về việc thực hiện Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Đoàn giám sát cũng lắng nghe kiến nghị của doanh nghiệp về vướng mắc trong thực hiện pháp luật lao động, vấn đề việc làm và đời sống người lao động để kịp thời tổng hợp, kiến nghị tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm, tháo gỡ. Thời gian giám sát thực hiện các nội dung trên từ đầu năm 2021 đến hết tháng 4/2022.

Giám sát thực hiện pháp luật lao động, Bảo hiểm xã hội, chính sách hỗ trợ lao động
Đoàn giám sát liên ngành làm việc với Công ty TNHH Bai Hong (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương). Ảnh: THC

Đoàn đã làm việc tại Công ty TNHH Bai Hong (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương). Công ty có 1.814 lao động. Trong đó, lao động nữ là 1.467 người. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 6.316.000 đồng/người/tháng (đã bao gồm các khoản trợ cấp, phụ cấp, các khoản bổ sung khác).

Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát đề nghị Công ty làm rõ việc sử dụng lao động thuê lại; số lao động thôi việc tăng đột biến (lên tới hơn 1.000 công nhân); việc chi trả chế độ cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; đối tượng lao động chưa được tham gia Bảo hiểm thất nghiệp, BHXH; lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ tiền thuê nhà...

Kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐ Việt Nam) đã thay mặt Đoàn giám sát, ghi nhận kết quả mà Công ty thực hiện được. Bên cạnh đó, Đoàn giám sát lưu ý Công ty quan tâm làm tốt một số nội dung trong thời gian tới.

Đó là, qua số lượng lao động thôi việc tăng cao đột biến, Công ty cần nghiêm túc rà soát lại nguyên nhân vì sao người lao động rời bỏ doanh nghiệp. Giải pháp căn cơ nhất vẫn là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Giám sát thực hiện pháp luật lao động, Bảo hiểm xã hội, chính sách hỗ trợ lao động
Ông Lee Sheng Fu - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Bai Hong. Ảnh: THC

Về tình hình tham gia BHXH, Bảo hiểm y tế: Công ty không có tình trạng nợ, chậm đóng BHXH. Tuy nhiên, mức đóng BHXH còn thấp, mới dừng ở mức lương cơ bản. Đoàn giám sát mong muốn thời gian tới, Công ty quan tâm đóng đúng, đóng đủ để đảm bảo quyền lợi người lao động.

Đoàn giám sát cũng ghi nhận tín hiệu tích cực của doanh nghiệp và Công đoàn trong triển khai chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Công đoàn cần tiếp tục nâng cao vai trò giám sát, hậu kiểm, hướng dẫn người lao động làm thủ tục để sớm được hưởng hỗ trợ.

"Trong bối cảnh hiện nay, các chế độ, chính sách của pháp luật được xây dựng trên tinh thần là "mức sàn". Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng chính sách có lợi hơn cho người lao động. Doanh nghiệp quan tâm đến người lao động chính là một khoản đầu tư, khiến người lao động nâng cao năng suất lao động, gắn bó cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn" - đồng chí Lê Đình Quảng nói.

Ông Lee Sheng Fu - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Bai Hong (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) cảm ơn Đoàn giám sát đã giúp doanh nghiệp nhận ra những điểm còn chưa tốt trong việc thực hiện chính sách pháp luật lao động. Công ty sẽ tiếp thu góp ý của Đoàn giám sát để thực hiện tốt hơn pháp luật Việt Nam.

Giặt áo cho người lao động Giặt áo cho người lao động

Sau ca làm việc vất vả, người lao động của Công ty CP Cao su Đà Nẵng không phải mặc những bộ quần áo khét ...

LĐLĐ TP. Đà Nẵng: Tổ chức chuỗi hoạt động nổi bật trong Tháng Công nhân LĐLĐ TP. Đà Nẵng: Tổ chức chuỗi hoạt động nổi bật trong Tháng Công nhân

Với mục tiêu chuyển trọng tâm hoạt động công đoàn về cơ sở, LĐLĐ TP. Đà Nẵng sẽ triển khai nhiều chương trình đặc sắc ...

Sao lại “cùng nhau” tăng giá lúc này? Sao lại “cùng nhau” tăng giá lúc này?

Những dòng tương tự thế này không khó đọc trên báo nhiều ngày qua “Giá xăng, gạo tăng... sách giáo khoa cho con cũng đội ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm