![]() |
Một trong những giải pháp của Mỹ là cung cấp cho khách hàng giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. |
Các tiêu chuẩn an toàn
Mỹ đặt ra các tiêu chuẩn về an toàn rất cao và áp dụng thống nhất đối với cả thực phẩm trong nước và thực phẩm nhập khẩu.
Theo thống kê, khoảng 15% lượng cung ứng thực phẩm ở Hoa Kỳ là thực phẩm nhập khẩu, gồm 50% hoa quả tươi, 20% rau tươi và 80% hải sản. Do đó, Hoa Kỳ vừa có những chế tài mạnh, vừa có các biện pháp mang tính chất khuyến khích đối với các nhà nhập khẩu và nhà cung cấp thực phẩm nước ngoài để buộc họ phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm,…
Để đưa thực phẩm vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp phải cung cấp thông tin trên nhãn mác về thành phần dinh dưỡng, hàm lượng axit béo chuyển hoá (TFA), hàm lượng axít béo no (saturated) và cholesterol. Theo quy định của Luật FSMA (Luật Hiện đại hoá an toàn thực phẩm), cứ hai năm một lần, các doanh nghiệp nước ngoài đang xuất hàng thực phẩm và đồ uống vào thị trường Mỹ phải đăng ký cơ sở sản xuất và người đại diện tại Mỹ với Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để được cấp mã số kinh doanh hợp lệ mới.
Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về nhập khẩu thực phẩm, với những quy định chặt chẽ. Ngoài quy định của FDA, còn có các quy định riêng của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Cục Nghề cá Mỹ (NMFS) đối với một số mặt hàng nông, thủy sản.
![]() |
Kiểm tra chặt chẽ sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ cũng là giải pháp quan trọng bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. |
Đề cao tính minh bạch
Mỹ đề cao tính minh bạch và có thể truy xuất nguồn gốc của thực phẩm. Tính minh bạch được thể hiện rõ ở các quy định về ghi nhãn thực phẩm nhằm cung cấp thông tin đầy đủ cho người tiêu dùng. Pháp luật về an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ sử dụng ba phương thức điều chỉnh: Cấm quảng cáo, ghi nhãn gian dối, sai sự thật; buộc công bố những thông tin cần thiết về sản phẩm trên nhãn hàng hóa.
Tính minh bạch còn thể hiện ở quy định của Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm về việc thiết lập một cổng thông tin điện tử đăng tải thông tin về thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cơ quan nhà nước, người tiêu dùng cũng có thể đăng tải thông tin, nhằm thúc đẩy việc trao đổi, cung cấp thông tin về thực phẩm không an toàn.
Tính truy xuất có thể truy xuất nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm, nguyên liệu làm ra thực phẩm và nhanh chóng truy xuất, nhận diện khâu nào trong chuỗi cung ứng thực phẩm có vấn đề và kịp thời thu hồi khỏi các kênh phân phối trên thị trường.
Các biện pháp phòng ngừa rủi ro
Luật pháp của Mỹ chuyển trọng tâm từ ứng phó sang tăng cường biện pháp phòng ngừa rủi ro. Điều này thể hiện rõ qua các điểm mới của Luật An toàn thực phẩm hiện đại năm 2011.
Các cơ sở cung ứng thực phẩm phải lập và triển khai kế hoạch kiểm soát phòng ngừa, đánh giá rủi ro và đề ra các biện pháp hạn chế, khắc phục một cách cụ thể. Do đó, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có ý thức và trách nhiệm cao hơn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm.
Giải pháp phổ biến nữa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm ở Mỹ là thường xuyên kiểm tra chất lượng thực phẩm trong siêu thị.
Gần đây, Hoa Kỳ cho ra đời Luật FSMA, chuyển sang giám sát phòng ngừa rủi ro, nghĩa là doanh nghiệp phải tự nhận diện những mối nguy (có thể gây mất an toàn) trong quá trình sản xuất của mình. Làm thế nào kiểm soát (phòng ngừa, ngăn chặn) mối nguy đó và nếu không kiểm soát được, phải có giải pháp nào ngay.
Luật pháp Mỹ cũng quy định các biện pháp thực thi phải đa dạng, có sự phối hợp liên ngành, đa cấp giữa nhiều cơ quan trong chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương, giữa chính phủ trong nước và chính phủ nước ngoài, giữa khu vực công và khu vực tư.
Các biện pháp thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm bao gồm: 1). Biện pháp hành chính. Ở Mỹ, khi mở quán ăn hay kinh doanh một xe bán thực phẩm lưu động, bạn phải học qua lớp tìm hiểu các quy định về VSATTP. 2). Biện pháp dân sự. Người bị thiệt hại do thực phẩm không an toàn có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại. 3). Biện pháp hình sự (truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm đến mức cấu thành tội phạm).
Trên thực tế, biện pháp hình sự hiếm khi được áp dụng, nhưng đây vẫn là công cụ thực thi mạnh do hình phạt nghiêm khắc. Hình phạt có thể là một năm tù giam và phạt tiền 1.000 USD, mức phạt tiền có thể lê tới 250.000 USD nếu gây chết người.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
