Trái chiều Cần phải bình luận cho đúng đắn |
![]() |
Mới đây, ông Hồ Quang Cua nói ông không rành về pháp luật, kém trong việc bảo vệ thương hiệu của mình (ảnh: truyenhinhthanhhoa.vn). |
Thông tin với báo chí, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công thương đã nói khá rõ là trong việc bảo vệ thương hiệu, cơ quan Nhà nước chỉ có thể cung cấp thông tin, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ pháp lý để đi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ thương hiệu (hoặc đi kiện đòi lại). Chương trình Thương hiệu quốc gia, chương trình xúc tiến thương mại quốc gia chỉ có thể hỗ trợ quảng bá các ngành hàng, không hỗ trợ quảng bá riêng cho nhãn hiệu, doanh nghiệp nào. Như vậy, việc đăng ký sở hữu thương hiệu, đi kiện đòi lại nếu bị mất... là của doanh nghiệp.
Ông Vũ Bá Phú cũng cho biết ông đã trực tiếp thúc giục ông Cua phải lo ngay việc đăng ký bảo vệ thương hiệu, phải làm ngay và nhanh vì nếu để các doanh nghiệp Mỹ được cấp quyền sở hữu thương hiệu thì việc đòi lại sẽ vô cùng phức tạp và tốn kém.
Như vậy, thương hiệu Gạo ST24, ST25 là tài sản của nhóm tác giả ông Hồ Quang Cua, họ phải tự lo bảo vệ tài sản của mình là chính.
Tuy nhiên, cái khó là như ông Hồ Quang Cua, đại diện nhóm tác giả sở hữu thương hiệu gạo ST 24 - ST25 đã nói với báo chí rằng các ông chỉ giỏi về chọn tạo giống lúa, còn những vấn đề như bảo hộ bản quyền, chống hàng giả... thì không rành. Cái khó nữa, có lẽ nhóm ông Cua không đủ khả năng tài chính, không phải doanh nghiệp lớn nên nhiều người lo cho ông, cũng là lo cho một thương hiệu lớn của quốc gia có nguy cơ bị mất.
Lợi thế rất lớn của ông Hồ Quang Cua và nhóm tác giả là rất dễ chứng minh thương hiệu gạo ST24 - ST25 là của mình bởi các ông đã có cả một quá trình nghiên cứu giống, sáng tạo, sản xuất ra giống gạo này hơn 10 năm, đã mang đi thi gạo ngon thế giới nhiều lần đoạt giải Nhất...
Lợi thế nữa là các ông có thể tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp Việt đã có kinh nghiệm vô cùng gian truân trong việc bị mất thương hiệu và đã đòi lại được như: Thương hiệu thuốc lá Vinataba vào năm 2002 bị một công ty của Indonesia chiếm, đăng ký thương hiệu tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước ASEAN và Vinataba đã phải bỏ ra rất nhiều tiền để đòi lại được thương hiệu này tại Lào, Campuchia, Indonesia... Thương hiệu Kẹo dừa Bến Tre bị doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký là của họ và sau đó, bà Hai Tỏ đã mất nhiều năm đi kiện và cuối cùng đã giành lại được quyền sở hữu. Thương hiệu Võng xếp Duy Lợi cũng đã bị doanh nghiệp bên Mỹ đăng ký, sau đó ông chủ của thương hiệu này cũng đã trầy trật và kiên trì giành lại được. Cà phê Trung Nguyên, Nước mắm Phú Quốc cũng từng bị mất thương hiệu và cũng đã đòi lại được...
Cần phải nhắc lại, việc sáng tạo, xây dựng nên một thương hiệu nổi tiếng là vô cùng khó. Mất thương hiệu cũng là mất rất nhiều tiền, có những thương hiệu nếu mất cũng là mất giá trị không thể đo đếm về truyền thống và văn hóa tinh thần của người Việt.
Do vậy, sự kiện gạo ST24 - ST25 một lần nữa cảnh báo các doanh nghiệp phải đăng ký quyền sở hữu thương hiệu, nhất là tại các thị trường xuất khẩu. Như lời khuyên của ông Vũ Bá Phú, nếu là doanh nghiệp nhỏ, nhà nghiên cứu, sáng chế cá nhân yếu về tài chính thì cần liên kết doanh nghiệp lớn, để hỗ trợ sản xuất, phân phối sản phẩm, bảo vệ thương hiệu.
Thiết nghĩ, việc bảo vệ thương hiệu rất cần sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa của các cơ quan chức năng như đại sứ quán, thương vụ ở nước ngoài, Bộ Công thương, các luật sư, các chuyên gia về sở hữu trí tuệ và cả giới truyền thông. Rất vui khi được biết, Bộ Công thương dự kiến sẽ kiến nghị Chính phủ xem xét việc chọn ra các sản phẩm xuất khẩu thương hiệu tốt để hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ trên các thị trường xuất khẩu trọng điểm.
![]() Theo thông tin từ Liên đoàn lao động tỉnh Bình Dương, tính đến nay, Quỹ hỗ trợ công nhân lao động (CNLĐ) có hoàn cảnh ...
|
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
