Kinh tế - Xã hội

Doanh nghiệp với nỗi lo bùng phát dịch Covid-19 vào dịp cuối năm

Hải Hồ
Tác giả: Hải Hồ
Sau hơn một tháng nối lại hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện “bình thường mới”, nhiều doanh nghiệp đã dần bắt nhịp, lấy lại đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2021.

Lo dịch Covid-19 có thể bùng phát trở lại

Khi nhiều tỉnh thành nới lỏng giãn cách, quay lại cuộc sống bình thường mới, các doanh nghiệp lập tức tái khởi động, nỗ lực đẩy mạnh sản xuất kinh doanh với mong muốn vực lại công ty, bù đắp thất thoát. Tuy nhiên, do vẫn đối mặt nỗi lo dịch xuất hiện trở lại nên nhiều nơi vẫn thận trọng khi hoạt động trở lại.

Những ngày qua, Hà Nội liên tiếp ghi nhận thêm nhiều ca mắc Covid-19 mới. Tại TP.HCM, số lượng các ca F0 tại nhà cũng trên đà tăng buộc Sở Y tế TP.HCM phải tăng cường các Trạm Y tế lưu động để nhanh chóng xử lý tình hình.

Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận nhiều ca bệnh Covid-19. Người lao động bị nhiễm bệnh sau khi về nhà lại lây nhiễm cho người thân trong gia đình và cộng đồng. Chỉ trong 1 tuần, số ca nhiễm Covid-19 tại các doanh nghiệp là hơn 1.200 ca, tăng gấp 6 lần so với thời gian thực hiện "3 tại chỗ" trước đây.

Qua công tác truy vết, công tác kiểm tra của chính quyền địa phương cho thấy còn nhiều đơn vị chưa chấp hành nghiêm trong công tác phòng chống dịch như: chưa quản lý chặt chẽ phương tiện ra vào, để nhân viên tiếp xúc lái xe, không tuân thủ các biện pháp 5K,...

Việc thiếu chặt chẽ trong kiểm soát đã tạo cơ hội cho dịch bệnh có thể xâm nhập từ bên ngoài vào và gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân, người lao động.

Lý giải cho việc này nhiều vấn đề đã được nêu ra, việc thiếu hụt dòng tiền, thiếu hụt lao động do dịch chuyển giữa các tỉnh còn hạn chế, trong khi lao động đang làm việc tại các khu sản xuất có nguy cơ mắc Covid-19 cao bởi số ca nhiễm trong cộng đồng có xu hướng tăng trở lại.

Cùng quan điểm, đại diện một doanh nghiệp buôn bán trong ngành thiết bị điện tử công nghệ cho biết, việc buôn bán đang dần trở lại nhưng vẫn còn trong tình trạng "dè chừng", khi độ phủ vắc xin chưa cao trong khi tình hình ca nhiễm lại có dấu hiệu xuất hiện trở lại.

Doanh nghiệp với nỗi lo bùng phát dịch Covid-19 vào dịp cuối năm
Các doanh nghiệp Logistic gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh.

Ngoài ra, theo chia sẻ của một doanh nghiệp dịch vụ logistics, mặc dù các doanh nghiệp trong ngành vẫn duy trì hoạt động đồng hành cùng chính quyền chống dịch trong suốt thời gian qua nhưng với chi phí vận hành tăng cao, khó khăn là điều dễ được dự báo.

Trở ngại lớn nhất của các doanh nghiệp logistics hiện tại chính là việc vừa phải đảm bảo thời gian giao hàng dự kiến vừa phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc an toàn 5K, điều này tạo áp lực về cả vật chất lẫn tinh thần cho cả đội ngũ.

Đáng chú ý, ngay cả những doanh nghiệp có lợi thế chuyển đổi số và hoạt động trên nền tảng công nghệ như thương mại điện tử (TMĐT) cũng không tránh khỏi các khó khăn này.

Đại diện doanh nghiệp bán lẻ trên một sàn TMĐT tại Việt Nam cho biết: “Trên thực tế, việc chuyển đổi số đã giúp các đơn vị bán lẻ như chúng tôi tìm được lối ra mới giữa đại dịch. Tuy nhiên, nếu kịch bản giãn cách xảy ra và các đơn vị sản xuất sản phẩm đầu vào ngưng trệ hoạt động thì chắc chắn sẽ tác động rất lớn đến việc duy trì nguồn hàng ổn định”.

Đề cập đến vấn đề vận hành trong thời điểm dịch bùng phát vào cuối năm, đại diện một sàn TMĐT cũng cho biết: “Chúng tôi luôn sẵn sàng phương án hoạt động theo hướng tuân thủ các quy định phòng, chống dịch để đảm bảo cung ứng các hàng thiết yếu đến người dùng một cách liền mạch, nhất là vào dịp cao điểm mua sắm cuối năm. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, chúng tôi lo ngại việc giao nhận hàng hóa sẽ có độ trễ và ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng”.

Doanh nghiệp cần chủ động và có năng lực dự phòng

Có thể nói, hiểu rõ nguy cơ bùng phát dịch, có năng lực dự phòng virus lây lan là yếu tố giúp doanh nghiệp giải bài toán nâng cao năng lực y tế. Bộ phận y tế doanh nghiệp cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin về phòng, chống dịch, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc, chú trọng nâng cao ý thức người lao động trong việc chấp hành nghiêm các quy định phòng dịch. Xây dựng phương án, phương tiện sơ cứu, cấp cứu, thuốc thiết yếu và tình huống cấp cứu tai nạn lao động, tổ chức tập huấn sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở.

Doanh nghiệp với nỗi lo bùng phát dịch Covid-19 vào dịp cuối năm
Các cơ sở sản xuất, nhà máy phải tổ chức khu vực làm việc thông thoáng, người lao động tuân thủ 5K.

Bên cạnh đó, xây dựng và triển khai kế hoạch phương án phòng, chống dịch Covid-19 tại doanh nghiệp theo hướng dẫn của ngành Y tế. Trong đó có phương án xử lý khi doanh nghiệp có ca nghi nhiễm và ca nhiễm Covid-19. Xây dựng và tổ chức xét nghiệm cho người lao động tại doanh nghiệp; hướng dẫn người lao động tự xét nghiệm nhằm tầm soát kịp thời nguy cơ, hạn chế thấp nhất lây nhiễm trong doanh nghiệp.

Đặc biệt, doanh nghiệp không cần dừng hoạt động nếu phát hiện ca F0 mà tạm thời cách ly F0 ở buồng cách ly hoặc khu vực cách ly của đơn vị và liên hệ ngay cơ quan y tế địa phương để được hỗ trợ.

Hiện vẫn còn nhiều đơn vị áp dụng khu cách ly tại nhà máy, công xưởng để nhân viên ở lại, tránh lây lan dịch cho người thân lẫn xóm trọ của họ. Không ít công ty bố trí nơi điều trị F0, trường hợp bệnh nhân trở nặng, họ lập tức liên hệ cơ sở y tế địa phương.

"Công ty CP Ô tô 1-5 chấm dứt hợp đồng lao động với công nhân là trái pháp luật"

Luật sư Vũ Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai cho rằng việc Công ty CP Ô tô ...

Lon sữa và test nhanh trên nghị trường Lon sữa và test nhanh trên nghị trường

Sáng nay 10/11, trả lời chất vấn của ĐBQH xung quanh việc giá test nhanh Covid quá cao, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh ...

Những thí sinh quyết tâm giành giải thưởng Những thí sinh quyết tâm giành giải thưởng "Trai xinh - Gái đẹp các Khu công nghiệp"

Nhiều thí sinh đã thể hiện sự quyết tâm giành được giải thưởng hấp dẫn của cuộc thi “Trai xinh - Gái đẹp các Khu ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm