Theo báo cáo của BHXH TP.HCM, tính đến đầu tháng 7, số doanh nghiệp chậm đóng các loại bảo hiểm như: BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế là hơn 82.000 đơn vị. Tổng số tiền chậm đóng là hơn 6.200 tỉ đồng, chiếm 7,26% kế hoạch thu. Trong đó, có hơn 29.000 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm từ 12 tháng trở lên, chiếm 54,5% tổng số tiền chậm đóng. Địa bàn Thành phố còn có hơn 26.600 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm từ 24 tháng trở lên.
Còn tại Cần Thơ, theo báo cáo của BHXH thành phố, đến nay đã có 292 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nợ bảo hiểm từ 6 tháng trở lên với tổng số tiền 92.857.092.546 đồng. Trong đó Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Biển Đông nợ với số tiền 20.615.545.745 đồng.
Theo quy định của pháp luật, nợ BHXH là số tiền bảo hiểm xã hội mà người sử dụng lao động và người lao động phải đóng theo quy định của pháp luật nhưng chậm đóng cho cơ quan BHXH. Tiền nợ sẽ bao gồm cả tiền lãi chậm đóng.
Doanh nghiệp có thể chọn phương thức đóng BHXH hàng tháng, hàng quý hoặc 6 tháng một lần. Tùy theo phương thức đóng, doanh nghiệp phải chuyển tiền vào quỹ BHXH chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng hoặc kỳ đóng. Nếu chậm đóng BHXH so với thời hạn kể trên, doanh nghiệp sẽ vi phạm vào một trong những điều cấm tại khoản 3 Điều 17 Luật BHXH năm 2014.
![]() |
Tình trạng nợ BHXH của các doanh nghiệp diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: P.V. |
Nếu doanh nghiệp chậm đóng BHXH từ 30 ngày trở lên, doanh nghiệp sẽ phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
Bên cạnh việc phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng doanh nghiệp còn có thể bị phạt tài chính nếu chậm đóng BHXH. Căn cứ theo Khoản 4, Điều 38, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ban hành ngày 1/3/2020. Mức xử phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm. Tuy nhiên tối đa mức phạt không quá 75.000.000 đồng.
Đặc biệt, Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động như sau:
Người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
- Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
- Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
- Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
![]() |
Công ty TNHH Đại Hàn Vina ở Vĩnh Long bị công an điều tra về hành vi nợ BHXH. Ảnh: P.V. |
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
- Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
Như vậy, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính, những đơn vị nợ BHXH có thẻ sẽ bị khởi tố hình sự để điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
![]() Việc ký kết Quy chế phối hợp giữa Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam giai ... |
![]() Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang và Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đã ký Quy chế phối hợp ... |
![]() Giám đốc chi nhánh 2 - Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 tại Đà Nẵng - Lưu Thanh Tùng đã ký thông báo ... |
Tin mới hơn
Chi tiết 12 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024
Bãi bỏ một số quy định về lao động, tiền lương từ ngày 15/2/2025
Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã
Tin tức khác
Vì sao thời gian nghỉ thai sản không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Cách tính chế độ cho cán bộ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Đi ngược chiều: Tài xế ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
Lỗi dừng đỗ xe ô tô sai quy định bị phạt bao nhiêu từ 1/1/2025?
