Doanh nghiệp cần công khai quy chế thưởng
Theo quy định hiện hành, quy chế thưởng sẽ do người sử dụng lao động (NSDLĐ) quyết định và phải công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Trong trường hợp NSDLĐ không công khai quy chế thưởng theo đúng quy định, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt lên tới 20 triệu đồng.
![]() |
NLĐ có quyền được biết quy chế thưởng (bao gồm thưởng Tết) của doanh nghiệp. Ảnh minh họa. |
Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định, quy chế thưởng do NSDLĐ quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở.
Theo đó, doanh nghiệp được quyền quyết định quy chế thưởng sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở. Dù là thưởng Tết hay thưởng nói chung thì doanh nghiệp đều phải công bố công khai tại nơi làm việc để cho NLĐ được biết.
Nếu doanh nghiệp không công khai quy chế thưởng theo đúng quy định, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Cụ thể: Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây: Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng. Theo đó, nếu vi phạm, NSDLĐ là cá nhân sẽ bị phạt cao nhất đến 10 triệu đồng, còn NSDLĐ là tổ chức sẽ bị phạt gấp đôi, lên đến 20 triệu đồng.
Quy định về mức thưởng như thế nào?
Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà NSDLĐ thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ.
Với quy định trên, thưởng nói chung và thưởng Tết nói riêng sẽ được quyết định dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như mức độ hoàn thành công việc của NLĐ.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng không quy định mức thưởng Tết cụ thể nên việc thưởng hay không thưởng, thưởng nhiều hay thưởng ít sẽ do doanh nghiệp chủ động trên nguồn tài chính của mình.
Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã có văn bản yêu cầu lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh phải báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết của doanh nghiệp đối với NLĐ trước ngày 25.12. Trong đó, yêu cầu các sở này phải hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, NSDLĐ trên địa bàn rà soát, thực hiện đúng chế độ, chính sách về tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi khác đối với NLĐ, trong đó có cả việc khảo sát, nắm tình hình trả lương và kế hoạch thưởng Tết của các doanh nghiệp.
![]() Với công nhân, thưởng Tết là khoản tiền vô cùng ý nghĩa mỗi dịp Tết đến, xuân về. Đại diện cho người lao động trong ... |
![]() Trong bối cảnh chung của quý IV/2022 là hàng loạt doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thiếu đơn hàng, sản xuất cầm chừng, giảm ... |
![]() Toàn thành phố Hà Nội còn hơn 80.000 đơn vị nợ BHXH của khoảng 1,2 triệu lao động với số tiền hàng nghìn tỷ đồng. ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
