Kinh tế - Xã hội

Doanh nghiệp cần tham gia Bảo hiểm trách nhiệm ở mức cao cho thuyền viên

QUANG THỌ (VIMC)
Tác giả: QUANG THỌ (VIMC)
Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Nguyễn Cảnh Tĩnh đề nghị các doanh nghiệp vận tải biển ngoài việc bảo đảm chế độ, chính sách còn phải tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng thuyền viên, phát triển đảng viên là thuyền viên.
Thủ tướng Chính phủ: "Đào tạo nghề là nhu cầu chính đáng của công nhân" Người công nhân mù khóc khi đón nhận món quà của Thủ tướng
Doanh nghiệp vận tải biển cần tham gia bảo hiểm trách nhiệm cao cho thuyền viên
Các đại biểu đóng góp ý kiến tại Hội nghị. Ảnh: VIMC

Ngày 14/6/2022, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (gọi tắt là Tổng công ty) đã tổ chức Hội nghị về công tác thuyền viên năm 2022.

Giai đoạn 2020 - 2021, đại dịch Covid-19 bùng phát khiến việc thay thế thuyền viên của các doanh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty gặp nhiều khó khăn. Chi phí của doanh nghiệp tăng cao do các quy định về xét nghiệm, thời gian cách ly tập trung kéo dài. Nhiều trường hợp, doanh nghiệp bắt buộc phải ballast tàu (nghĩa là tàu chạy không hàng) về Việt Nam mới thay được thuyền viên… Khi máy móc, thiết bị trên tàu gặp sự cố, sĩ quan, thuyền viên phải tự tìm hiểu, cùng sự hỗ trợ từ bộ phận kỹ thuật để khắc phục. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn, các doanh nghiệp vận tải biển đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.

Việc xây dựng chiến lược nhằm đảm bảo đủ thuyền viên có chất lượng cho đội tàu của Tổng công ty cũng như cho nước ngoài thuê là yêu cầu cần thiết hiện nay.

Doanh nghiệp vận tải biển cần tham gia bảo hiểm trách nhiệm cao cho thuyền viên
Tàu Thanh Ba của Công ty CP Vận tải biển và Hợp tác lao động quốc tế đang cập cảng và làm hàng tại TP Đà Nẵng. Ảnh: CĐHH

Theo khảo sát của Tổng công ty, số lượng thuyền viên tại các doanh nghiệp vận tải biển xin tự chấm dứt hợp đồng lao động từ đầu năm 2021 đến tháng 5/2022 tăng. Số còn lại là hết hạn hợp đồng với doanh nghiệp hoặc đến tuổi nghỉ hưu. Thuyền viên không còn gắn bó với nghề đi tàu hoặc đã tìm được công việc khác trên bờ. Cũng có thể, thuyền viên chuyển sang làm việc cho các chủ tàu khác có mức lương ưu đãi hơn.

Một thách thức khác mà các doanh nghiệp vận tải biển phải đối mặt là trong thời gian ngắn, quy mô đào tạo sĩ quan, thuyền viên suy giảm từ 2 đến 3 lần và có xu hướng tiếp tục giảm. Nếu không có chính sách phù hợp sẽ khiến tình hình thiếu hụt nguồn nhân lực càng trầm trọng.

Thời gian qua, các doanh nghiệp vận tải biển đã chủ động cơ cấu lại đội ngũ sĩ quan, thuyền viên, ưu tiên sử dụng thuyền viên có năng lực, mẫn cán, có nhiều đóng góp. Doanh nghiệp không kí lại hợp đồng với những thuyền viên có chuyên môn và đạo đức kém. Các doanh nghiệp cũng chủ động tuyển dụng và đào tạo các chức danh còn thiếu như Thợ cả, Thủy thủ trưởng…

Doanh nghiệp vận tải biển cần tham gia bảo hiểm trách nhiệm cao cho thuyền viên
Thuyền viên Công ty CP Vận tải biển Vinaship trở về nhà sau khi cách ly tập trung. Ảnh: CĐHH

Nhờ sự nỗ lực trên, các doanh nghiệp đã giữ được một lực lượng thuyền viên gắn bó với nghề đi biển, có tinh thần trách nhiệm trong việc bảo quản, bảo dưỡng tàu. Các thuyền viên có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như lúc khó khăn.

Đồng hành với doanh nghiệp, Công đoàn Tổng công ty cũng đã tận dụng các nguồn lực quốc tế để hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho sự phát triển của Tổng công ty. Một trong những hoạt động có hiệu quả, thiết thực, bền vững là Dự án Nâng cao chất lượng thuyền viên Việt Nam (VSUP).

Dự án VSUP chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/1998 do 3 bên (Tổng LĐLĐ Việt Nam, Công đoàn Thủy thủ toàn Nhật Bản và Công đoàn Tổng công ty) điều hành, quản lý.

Dự án VSUP nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ quan, thuyền viên Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế, có cơ hội được làm việc trên đội tàu của Nhật Bản và các tàu đa quốc tịch. Kể từ năm 2012, Công đoàn Tổng công ty còn tham gia giảng Luật Công đoàn, Bộ luật Lao động, Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Công ước Hàng hải quốc tế (MLC 2006) cho Dự án.

Hàng trăm học viên sau khi tốt nghiệp được tuyển làm việc trên các đội tàu nước ngoài, tàu đa quốc tịch và đội tàu Nhật Bản. Người lao động được trả mức lương hàng nghìn đô-la Mỹ hoặc giữ các vị trí quan trọng trên các tàu viễn dương của các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam.

Doanh nghiệp vận tải biển cần tham gia bảo hiểm trách nhiệm cao cho thuyền viên
Đồng chí Lê Phan Linh - Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty (áo trắng, ngồi) nghe Thuyền trưởng tàu BIENDONG MARINER Nguyễn Ngọc Quân (đứng) kể về hoạt động của tàu và đời sống của sĩ quan, thuyền viên. Ảnh: CĐHH

Công đoàn Tổng công ty không ngừng quan tâm, chăm lo đội ngũ sĩ quan, thuyền viên, tập trung đào tạo, nâng cao trình độ, kĩ năng cho người lao động.

Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh - Tổng giám đốc Tổng công ty nhấn mạnh, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên, tổ chức Công đoàn thường xuyên thăm hỏi, động viên thuyền viên và gia đình. Các doanh nghiệp cần có giải pháp lâu dài để phát triển thuyền viên. Doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ vào đào tạo, quản lý, đánh giá, quản trị để nâng cao tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của thuyền viên. Tăng cường sự phối hợp trong công tác đào tạo thuyền viên và đảm bảo chế độ, chính sách (tham gia đầy đủ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế... cũng như Bảo hiểm trách nhiệm ở mức cao) cho thuyền viên.

Các doanh nghiệp tăng cường giới thiệu, kèm cặp, phát triển đảng viên là thuyền viên. Thông qua đó tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ sĩ quan, thuyền viên, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của toàn Tổng công ty.

Người công nhân mù khóc khi đón nhận món quà của Thủ tướng Người công nhân mù khóc khi đón nhận món quà của Thủ tướng

Trong số hơn 20 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn được Thủ tướng Chính phủ tặng quà trong chương trình "Thủ tướng ...

Vụ Việt Á nếu Hải quan công bố sớm... Vụ Việt Á nếu Hải quan công bố sớm...

Theo Báo Tuổi Trẻ thông tin, sáng 14/6, khi thảo luận về dự án Luật Thực hiện dân chủ cơ sở tại diễn đàn Quốc ...

Cần đưa những Cần đưa những "khoảng tối" của ngành Giáo dục ra ánh sáng

Dư luận lại tiếp tục bàn tán nhưng không bất ngờ khi hay tin cơ quan chức năng khởi tố vụ án, bắt tạm giam ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm