![]() |
Mang giày cao gót người điều khiển ô tô sẽ gặp khó khăn hơn khi chuyển từ chân ga sang chân thắng. |
Luật giao thông tại nhiều quốc gia có quy định khá chặt chẽ về trang phục được phép mang khi tham gia giao thông. Một trong những phụ kiện bị nghiêm cấm khi điều khiển ô tô chính là giày cao gót.
Tại Việt Nam, hiện vẫn chưa có quy định về việc nghiêm cấm sử dụng giày cao gót khi lái xe. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc đi giày cao gót khi lái xe là một trong những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây ra những vụ tai nạn kinh hoàng bậc nhất.
Khả năng nhầm chân ga – chân phanh
Cấu tạo của giày cao gót đã để lại một khoảng trống giữa bàn chân với 2 bàn đạp. Chính khoảng trống này có thể khiến bạn mất đi cảm nhận về không gian, dẫn đến đạp trượt phanh hoặc tệ hơn là đạp nhầm chân ga.
![]() |
Không nhầm chân ga với chân phanh |
Chuyện đạp phanh hay chân ga phụ thuộc rất nhiều vào lực từ bàn chân, trong khi giày cao gót lại khiến bạn khó lòng phân bổ đúng lực ở khu vực này. Trên thực tế, người đi giày cao gót chỉ có thể sử dụng đầu ngón chân để đạp, dẫn đến việc không đạp đủ lực để phanh trong trường hợp khẩn cấp.
Bên cạnh đó, do tính chất gót cao, mỏng, nhọn, đôi giày có nguy cơ mắc lại ở thảm xe hoặc tệ hơn và kẹt luôn trong chân phanh. Và dù là tình huống nào xảy ra thì nguy cơ gây tai nạn liên hoàn là cực kỳ cao.
Tạo cảm giác không thoải mái khi lái xe
Giày cao gót nâng cao chân hơn bình thường, nên làm người lái khó khăn trong việc cảm giác lực tác động lên bàn đạp phanh, ga. Từ đó, dẫn đến những tình huống xử lý không chính xác.
Ngoài ra, giày cao gót không tạo độ bám, độ trụ tốt cho chân, khiến tài xế không có tư thế lái xe thoải mái nhất. Thiết kế tiết diện giày cao gót thường nhỏ hơn so với giày bệt, cộng thêm cảm giác không thật có thể khiến người lái mất kiểm soát chân phanh, chân ga.
Bên cạnh đó, một số đôi giày cao gót có thể mắc kẹt vào thảm trải sàn, mắc kẹt giữa bàn đạp, khiến người lái không kịp xoay sở trong tình huống khẩn cấp. Luật pháp không có điều khoản nào cấm sử dụng giày cao gót khi lái ôtô. Anh Tú, giáo viên dạy lái xe lâu năm tại trường Phòng cháy chữa cháy (Hà Nội), chia sẻ mỗi khi dạy lái xe cho học viên nữ, thường khuyên họ nên chuẩn bị một đôi giày đế bằng để dễ thao tác chân hơn.
Trên thực tế, việc đi bộ bằng giày cao gót cũng đã khó hơn so với các loại giày dép bình thường. Điều này sẽ càng gây khó khăn hơn khi điều khiển chân ga, chân thắng trên ô tô. Ngoài ra, giày cao gót không tạo độ ám, độ trụ cho chân, khiến tài xế không có tư thế lái xe thoải mái nhất.
![]() |
Luôn đi giày đế bằng tạo cảm giác thoải mái khi lái xe ô tô |
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác, khi đã điều khiển xe (không chỉ với ô tô mà còn cả xe máy, xe đạp), tài xế luôn phải gọn gàng. Luôn chuẩn bị sẵn một đôi giày đế bằng vừa với chân, có cảm giác thật khi đạp chân thắng hoặc chân ga. Hãy lựa chọn an toàn thay vì thời trang. Khi muốn đẹp, có thể dừng xe vào vị trí an toàn rồi thay giày cao gót. Thao tác này chỉ mất 1 – 2 phút nhưng đảm bảo an toàn.
![]() Phụ nữ lái xe ô tô luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, những lời khuyên dưới đây có thể giúp chị em đảm bảo an ... |
![]() Trung bình chỉ một giờ sau khi mang giày cao gót, cơ thể bắt đầu đau đớn. Các tín đồ của giày cao gót thường ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
