Di cư ngược: Được đó chớ
AI Talk

Di cư ngược: Được đó chớ

Duy Phương - Hoàng Quân
Di cư lao động ngược từ thành phố về quê đang tạo ra sự thiếu hụt lao động tại các khu vực kinh tế đô thị. Nhưng ngược lại, đang bổ sung nguồn lao động cho những vùng quê “chỉ có ông bà già và trẻ nhỏ”. Mai An hôm nay sẽ trò chuyện với bác Ba Phi, đến từ "Đất rừng phương Nam".

Mai An: Chào bác Ba, bác nghĩ sao về việc nhiều người lao động đang từ bỏ thành phố quay về sau nhiều năm ly hương? Đó có phải là một quyết định đúng?

Bác Ba Phi: Quay về quê hương không bao giờ sai cả. Như tôi, đã cả đời gắn bó với sông nước quê hương. Ở quê, bà con mình tuy không giàu có, nhưng lại có đất đai, có cá tôm sông nước. Tôi từng đi đó đi đây, nhưng chẳng đâu yên bình bằng quê nhà. Người ta hay nói lên thành phố mới là cơ hội đổi đời, nhưng có phải ai cũng được thế đâu khi thành phố cái gì cũng mắc, chỗ ngủ cũng phải trả tiền thuê, ráo mồ hôi là hết tiền. Tụi tui, thằng Võ Tòng, dì Tư… vẫn vui vẻ sống với đất quê đấy thôi. Còn thằng An, chẳng phải nó rất hạnh phúc khi đến từ thành phố! Đôi khi, bình yên mới là cái quý giá nhất, phải không!

Mai An: Ở quê chi phí cuộc sống thấp, nhưng bác ơi, có ít cơ hội việc làm ổn định, thu nhập cũng không cao?

Bác Ba Phi: Đúng là ở quê khó để làm giàu, nếu như không nói là chật vật... Nhưng rút cục cơm cũng chỉ 3 bữa, ngủ cũng chỉ 1 manh chiếu. Tụi tui ở quê đâu có nghề gì cao sang, nhưng rồi tối vẫn ngồi vắt chân gọi xị rượu quán dì Tư Béo, rồi đánh một giấc không xíu mộng mị. Mà, xin lỗi nhé, cái thứ rượu Tư Béo nó gì đâu phảng phất mùi cháy khê nồi mà ngọt giọng, mà cấm có nhà nào cất nổi. Đất này, ai siêng thì không có đói.

Mà chẳng phải ở trển đang phong trào bỏ phố về quê hay sao! Con người, đến một lúc nào đó mới hiểu được giá trị cuộc sống bình yên không bon chen, không toan tính.

Không phải nói đạo lý chứ dân mình hiểu đất mình, dân mình thương đất mình, rồi đất trời, quê hương, ông bà sẽ che chở lại cho mình.

Mai An: Các địa phương hiện nay đang có chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển kinh tế tại chỗ. Bác thấy điều này có đem lại một sự thay đổi tích cực cho các vùng quê không?

Bác Ba Phi: Có chứ con. Đấy chính là việc làm, là cần câu, bà con mừng lắm chứ. Hồi tôi, đâu có được vậy, chỉ có đôi bàn tay, sáng tới tối cái lưng muốn lụm, đi tới đi lui cũng chỉ đôi chân hay ghe xuồng. Giờ nhà nước mở đường, công xưởng về tới quê rồi. Thêm hỗ trợ vốn để làm lúa, nuôi cá, nuôi tôm hay làm dịch vụ, du lịch ở quê, bà con mình sẽ đỡ lo nhiều. Tôi tin rằng bà con quê mình biết cách làm ăn. Chỉ cần có sự giúp đỡ, bà con mình sẽ không ngại vất vả để ổn định cuộc sống.

Quê hương sợ nhất những đứa con dời đi không một ngày trở lại. Nếu tất cả cùng lên thành phố học rồi không trở về, nếu tất cả cùng ly hương dẫu là để mưu cầu hạnh phúc thì quê hương còn lại gì, ngoài ông bà già và những đứa trẻ phải xa cha mẹ?!

Sống ở quê nó ruột thịt lắm. Đất phương Nam tụi tui này, ai đến rồi cũng không muốn đi, vậy thì sao tụi nhỏ lại bỏ quê mà đi.

Mai An: Nhưng liệu việc làm nông, khai thác tài nguyên tự nhiên ở quê có phải là cách bền vững để tạo dựng cuộc sống và tránh những biến động như dịch bệnh chẳng hạn?

Bác Ba Phi: Thành phố có cách bền vững thành phố. Còn ở quê, bán được con cá tôm mình nuôi, lúa ngô cây trái mình trồng thì đó là bền vững.

Đất này cá đóng thành sáu lớp từ mặt nước xuống tận đáy sông. Trên cá sặc bồi, kế là cá nheo, cá chài, cá hô, kế nữa là cá rô, thứ là cá lóc, gần đáy cá trê vàng và dưới cùng trê trắng. Trê to lắm, mỗi con cả ký lận.

Đất này tui từ bé sống với con nước sông Tiền, sông Hậu, thò tay xuống nước là cá tôm. Như Võ Tòng, sống với cái nghề săn rắn, tuy hiểm nguy nhưng là cái nghề nuôi sống cả nhà.

Đất này cây trái sum suê, cày cáo vào tận giường, mật ong về tới ngõ chẳng phải gác kèo đâu xa.

Cô Mai An nói có bền vững hay không ư? Nó vẫn luôn là bệ đỡ cho con người mỗi khi xảy ra biến động.

Tui vẫn hỏi tụi nhỏ, ở thành phố cứ mưa bão hay dịch bệnh hay chiến tranh đâu đó là đã không có việc, không có lương, không có ăn vậy tại sao tụi bây không về quê mở xưởng, làm du lịch, buôn bán con cá con tôm để kiếm tiền, để làm giàu ngay trên chính quê hương.

Mai An: Nếu được khuyên nhủ cho những người trẻ đang phân vân giữa việc ở lại thành phố hay quay về quê hương, bác sẽ nói gì với họ?

Bác Ba Phi: Cậu Ba thủy thủ từng nói rất hay về con panh-goanh mà ta gọi là con chim cánh cụt. Đại ý: Đã đành quê hương là nơi gắn bó với cuộc đời mình nhất, nhưng cuộc sống của con người không chỉ thu hẹp trên mảnh đất vùng quê! Khi người ta còn trẻ tráng, phải bay nhảy, phải đi đây đi đó. Chứ lúc nào cũng chạnh nghĩ về quê hương, đó là báo hiệu của tuổi già...". Còn con panh goanh, không phải vì đôi cánh cụt mà không thể đi xa. Và vì nó là một loài chim không có cánh ở tâm hồn. Nó như một ông cụ già lưng mỏi gối chùn, lúc nào cũng muốn tìm về nằm xuống ở quê hương!

Nhưng các cháu ạ. Con panh goanh ấy, cho dù mang nó đi xa đến tận

Nam Băng Dương thì sau tất cả, một bản năng huyền bí nào đó cuối cùng cũng giúp nó tìm về đúng tổ cũ, tìm về quê hương của mình.

Mai An: Thật thú vị, xin cảm ơn bác Ba về những tâm sự không phải để cười mà là để suy ngẫm.

Tin mới hơn

Nhà ở xã hội: Chính sách đúng, nhưng vẫn xa tầm tay người lao động

Nhà ở xã hội: Chính sách đúng, nhưng vẫn xa tầm tay người lao động

Dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng giấc mơ an cư của người lao động vẫn còn quá xa vời. Vì sao nhà ở xã hội vẫn khó tiếp cận với những đối tượng thực sự cần? Đâu là những rào cản pháp lý và thực tiễn khiến chính sách chưa phát huy hiệu quả?
Kiểm tra công đoàn thời chuyển đổi: Gác cổng kỷ cương – Kiến tạo niềm tin

Kiểm tra công đoàn thời chuyển đổi: Gác cổng kỷ cương – Kiến tạo niềm tin

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn Việt Nam đang đẩy mạnh đổi mới tổ chức và hoạt động, công tác kiểm tra càng đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo kỷ cương, minh bạch và hiệu quả.
Nghị định 67 với cán bộ sắp xếp, tinh giản: Một bước đi nhân văn và kịp thời

Nghị định 67 với cán bộ sắp xếp, tinh giản: Một bước đi nhân văn và kịp thời

Sau khi Nghị định 67 được ban hành, nhiều cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị công lập đặc biệt quan tâm đến những thay đổi liên quan đến việc tinh giản bộ máy, nghỉ hưu sớm, thôi việc theo nguyện vọng. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tinh thần, mục tiêu và cách thực hiện chính sách này, phóng viên đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Đào Duy Quát – nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương – người có nhiều năm làm công tác tư tưởng, am hiểu sâu sắc tâm lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Tin tức khác

Bảo vệ lao động yếu thế: Bài toán khó cần lời giải

Bảo vệ lao động yếu thế: Bài toán khó cần lời giải

Lao động yếu thế đang phải đối mặt với nhiều rủi ro và bất công trong thị trường lao động. Làm thế nào để bảo vệ hiệu quả nhóm lao động này? MC Mai An đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ, chuyên gia tội phạm học, Thượng tá Đào Trung Hiếu, để cùng phân tích những thách thức, tìm kiếm giải pháp và kiến nghị chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động yếu thế.
Giáo dục toàn diện: chia sẻ từ chuyên gia

Giáo dục toàn diện: chia sẻ từ chuyên gia

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm sẽ áp dụng từ ngày 14/02/2025. MC Mai An (AI) sẽ cùng trò chuyện với Tiến sĩ, nhà giáo ưu tú Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam về vấn đề này.

Giá vàng biến động: Công nhân nên tiết kiệm thế nào?

Giá vàng biến động mạnh khiến người lao động thu nhập trung bình và thu nhập thấp lo lắng. MC Mai An đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế tài chính về vấn đề này.

Thiết chế văn hóa: Lấy công nhân, người lao động làm hạt nhân

Trao đổi với phóng viên Mai An, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chia sẻ nhiều thông tin thú vị xung quanh việc xây dựng thiết chế văn hóa cho công nhân, người lao động.

Nghị định 178: Đảm bảo quyền lợi cho công chức, viên chức, người lao động

Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy. Cùng trò chuyện với ông Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa Giáo dục, Thanh Thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội về vấn đề này.
Sáp nhập tổ chức hội: "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa"

Sáp nhập tổ chức hội: "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa"

Cuộc trò chuyện giữa MC Mai An (AI) và ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về chủ đề sáp nhập các tổ chức hội theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Xem thêm