LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa tổ chức các hoạt động cao điểm Tháng Công nhân vào ngày 28/4/2022 Tản mạn xóm trọ công nhân Hội đồng Tiền lương Quốc gia chốt đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng |
![]() |
Công nhân Công ty Giầy Sun Jade phản ánh đến Tạp chí Lao động và Công đoàn. Ảnh: Mai Liễu |
Chị B.T.H., công nhân Công ty Giầy Sun Jade (đóng tại KCN Lễ Môn, TP. Thanh Hóa) cho biết: “Làm thêm 4 giờ/ngày, tôi về đến nhà là 22 giờ, người mệt mỏi, nhiều bữa bỏ ăn để đi ngủ rồi sáng mai lại bắt đầu với guồng công việc và số giờ làm thêm như thế. Tôi làm việc ở đây 7 năm qua, nếu mình không đồng ý làm thêm thì ảnh hưởng đến chuyền sản xuất, người khác phải gánh thêm việc của mình. Nghĩ thế nên ai cũng phải cố nhưng sức người có hạn. Lúc chúng tôi ký vào đơn đăng ký tăng ca, chỉ đồng ý việc tăng 3 giờ/ngày, mức đó là cũng đã cố lắm rồi vì hoàn cảnh, thu nhập thôi. Chưa kể, tiền làm thêm giờ của tôi cũng chỉ được 30 nghìn đồng/tiếng".
Chị H. cũng chia sẻ thêm, Công ty có hơn 10.000 người lao động, chủ yếu là nữ, mỗi người một hoàn cảnh, như: con nhỏ, cha đau, mẹ ốm nhưng không thể về sớm để chăm lo cho gia đình.
Còn một nam công nhân tên H. cho biết: "Hai tháng qua, tôi phải làm thêm liên tục, riêng tháng 3, tôi làm thêm đến 104 giờ. Thu nhập của tôi chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng. Cuộc sống khó khăn nên lúc đầu tôi cũng muốn làm thêm giờ để có thêm tiền và chia sẻ với Công ty trong thời điểm nhiều đơn hàng. Thế nhưng doanh nghiệp cứ kéo dài thời gian làm thêm giờ khiến công nhân mệt mỏi, không có thời gian nghỉ ngơi, ảnh hưởng sức khỏe, tinh thần làm việc".
Anh H. cho biết thêm, từ năm 2021 đến nay, Công ty thực hiện tăng ca từ 3 giờ hoặc 4 giờ/ngày. Khi người lao động, Công đoàn Công ty và Công đoàn KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh có ý kiến, có văn bản gửi lãnh đạo doanh nghiệp đề nghị tuân thủ quy định giờ làm thêm thì Công ty có điều chỉnh xuống 3 giờ/ngày. Nhưng từ tháng 10/2021 lại thực hiện 4 giờ/ngày cho tới 25 Tết Nguyên đán. Đến tháng 3/2022 lại tiếp tục như vậy. Những ngày lễ như: 8/3, 20/10, Tết Trung thu, công nhân cũng không được nghỉ.
![]() |
Công nhân Công ty Giầy Sun Jade làm thêm 104 giờ/tháng. Ảnh: Mai Liễu |
Từ năm 2021, khi nhận được phản ánh của người lao động, Công đoàn KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh đã đề nghị Công đoàn Công ty nắm bắt tình hình, phối hợp và làm việc với lãnh đạo doanh nghiệp để giải quyết kiến nghị của người lao động. Đồng thời, Công đoàn KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh cũng đã có văn bản đề nghị lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện đúng quy định về giờ làm thêm theo Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ; đề nghị Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh tăng cường công tác quản lý Nhà nước, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về pháp luật lao động tại Công ty. Thế nhưng, doanh nghiệp này vẫn chưa thực hiện theo đúng quy định hoặc điều chỉnh giờ làm thêm phù hợp hơn. Do đó, người lao động vẫn tiếp tục phản ánh và Công đoàn KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh đã báo cáo sự việc lên LĐLĐ tỉnh.
Ngày 07/4, LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đã có công văn gửi Sở LĐ-TB&XH tỉnh đề nghị thanh tra, xử lý vi phạm làm thêm giờ quá quy định tại Công ty Giầy Sun Jade.
Trong công văn, LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đã nêu rõ, qua nắm bắt tình hình công nhân lao động và báo cáo của Công đoàn KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh, trong tháng 2, tháng 3/2022, Công ty Giầy Sun Jade đã huy động công nhân làm thêm giờ quá quy định. Đặc biệt, một số công nhân làm việc tại bộ phận pha cắt và bộ phận may làm thêm 104 giờ trong tháng 3. Việc này vi phạm quy định của Bộ luật Lao động 2019. Mặt khác, khi người lao động làm thêm giờ quá quy định sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng tái tạo sức lao động, dẫn đến tâm lý mệt mỏi, bức xúc và dễ xảy ra ngừng việc, đình công.
![]() |
Công văn của LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa gửi Sở LĐ-TB&XH. Ảnh:Mai Liễu |
Để chấn chỉnh đơn vị thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về việc làm thêm giờ, LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đề nghị Sở LĐ-TB&XH tỉnh thanh tra, xử lý vi phạm làm thêm giờ quá quy định tại Công ty Giầy Sun Jade.
Ông Lê Đình Tùng – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa cho biết, đơn vị này đã nhận được công văn đề nghị của LĐLĐ tỉnh. Sở đã làm văn bản báo cáo lên UBND tỉnh đề nghị thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tại đơn vị này. “Đây là vấn đề liên quan đến sức khỏe người lao động nên chúng tôi sẽ thực hiện ngay” – ông Lê Đình Tùng nói.
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ 01/01/2021 quy định số giờ làm thêm trong 1 tháng là 40 giờ. Tuy nhiên, dựa vào nhu cầu thực tế, ngày 23/3/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí thông qua Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động. Theo đó, về số giờ làm thêm trong 1 tháng, trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng; tối đa 300 giờ trong 1 năm. Đối chiếu với quy định thì Công ty Giầy Sun Jade đã huy động người lao động làm thêm vượt gần một nửa số giờ tối đa được cho phép. |
![]() Thời gian qua, thông tin Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thống nhất mức tăng lương tối thiểu vùng nhận được nhiều sự quan ... |
![]() Nhà văn cao tuổi Nguyễn Khắc Phê ở Huế có ý kiến trên trang cá nhân của mình về đề xuất việc xử lý quan ... |
![]() Rộ lên thông tin hàng loạt doanh nghiệp xây dựng lớn rầm rộ xin chỉ định thầu cao tốc Bắc - Nam. Họ đã gửi ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
