Đẩy mạnh kết nối việc làm giữa các địa phương phía Bắc
Thị trường lao động

Đẩy mạnh kết nối việc làm giữa các địa phương phía Bắc

Gia Hưng
Tác giả: Gia Hưng
Phiên Giao dịch việc làm (GDVL) trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố (ngày 14/3) thu hút 154 đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng 41.777 chỉ tiêu.
Tạo việc làm cho lao động hồi hương

Gần 42 ngàn cơ hội việc làm

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tuyển dụng được lao động phù hợp, hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh, thành phố: Ninh Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ tổ chức “Phiên GDVL trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố”.

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cũng tổ chức Phiên GDVL đồng bộ trên hệ thống Sàn GDVL Hà Nội, bao gồm Sàn Trung tâm tại số 215 Trung Kính và 14 Sàn GDVL vệ tinh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đẩy mạnh kết nối việc làm giữa các địa phương phía Bắc

Người lao động ứng tuyển tại Phiên GDVL trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố. Ảnh: Thảo Vân.

Phiên Giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố thu hút 154 đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng 41.777 chỉ tiêu. Trong đó, có 16.598 chỉ tiêu tuyển dụng lao động trình độ cao đẳng, đại học; 14.587 chỉ tiêu trình độ công nhân kỹ thuật, trung cấp và 10.592 chỉ tiêu lao động phổ thông.

Tổng hợp số liệu của Ban tổ chức cho thấy, có tổng cộng 154 đơn vị doanh nghiệp tham gia phiên này. Bắc Giang có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất, với 17.338 chỉ tiêu tuyển dụng. Tiếp đó là Bắc Ninh với 11.113 chỉ tiêu tuyển dụng. Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng có nhu cầu tuyển dụng trên 2.000 chỉ tiêu.

Đẩy mạnh kết nối việc làm giữa các địa phương phía Bắc

Bắc Giang có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất, với 17.338 chỉ tiêu.

Hà Nội có 30 doanh nghiệp đăng ký tham gia với 1.125 chỉ tiêu tuyển dụng. Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ cao đẳng – đại học trở lên 426 chỉ tiêu, trình độ trung cấp – công nhân kỹ thuật 387 chỉ tiêu và trình độ phổ thông 312 chỉ tiêu.

Thời gian qua, hoạt động kết nối việc làm giữa Hà Nội với các địa phương được đẩy mạnh. Thông qua phiên giao dịch việc làm kết nối giữa các tỉnh, thành phố, các Trung tâm Dịch vụ việc làm có sự liên thông, chia sẻ dữ liệu. Do đó, thị trường lao động các địa phương gần nhau hơn.

“Việc này hỗ trợ doanh nghiệp khi có nhiều nguồn tuyển lao động, cũng như người lao động sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp hơn”, ông Thành nói.

Hiện tại, hạ tầng giao thông kết nối cũng như phương tiện di chuyển giữa các địa phương rất thuận lợi, còn doanh nghiệp cũng có những chế độ an sinh tốt để thu hút, giữ chân người lao động. Theo ông Thành, những yếu tố này cho phép người lao động có thể đi làm tại nhiều địa bàn khác nhau.

Chị Nguyễn Thị Ánh (Thái Nguyên) biết đến Phiên GDVL online qua facebook, báo chí… Chị ứng tuyển vào Công ty CP VH Edtech có địa chỉ tại Hà Nội, vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng với mức lương mong muốn 10 triệu/tháng.

Theo chị Ánh, việc kết nối qua Phiên GDVL online giúp chị có thể tiếp cận được công việc ở các tỉnh lân cận mà không phải tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc cho việc di chuyển.

Đẩy mạnh kết nối việc làm giữa các địa phương phía Bắc

Ngành Công nghiệp sản xuất điện tử đang cần tuyển dụng nhiều lao động nhất.

Nhiều người lao động tìm được việc làm ngay tại Phiên GDVL

Phiên GDVL trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố phía Bắc có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn, uy tín tại các tỉnh, thành phố, gồm: Công ty Cổ phần Hóa dược mỹ phẩm Newway, Công ty Cổ phần viễn thông FPT, Công ty TNHH Dreamtech Việt Nam, Công ty May Phoneix, Khu du lịch sinh thái Tràng An…

Với sự phối hợp chuẩn bị tốt của các Trung tâm Dịch vụ việc làm, bám sát thông tin thị trường lao động năm 2024, Phiên GDVL online đã góp phần nâng cao hiệu quả kết nối cung – cầu tại Sàn GDVL. Qua đó, tạo cơ hội việc làm cho tất cả người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh, thành phố phía Bắc.

Chị Ngô Thị Ngọc Oanh - Phó Trưởng phòng Tư vấn, giới thiệu việc làm - Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Ninh cho biết: qua phiên giao dịch online, bước đầu nhân viên tuyển dụng khảo sát được nhu cầu của người lao động, qua đó phân loại và kết nối đến những doanh nghiệp phù hợp. Đặc biệt, các doanh nghiệp không cần đến Sàn GDVL mà vẫn có thể phỏng vấn được người lao động ở các tỉnh phía Bắc.

Theo chị Oanh, hiện nhu cầu tuyển dụng lao động ở Bắc Ninh rất cao, nhiều công ty sản xuất điện tử, công nghiệp bán dẫn cần hàng ngàn lao động. Tại phiên GDVL online, nhiều lao động tại tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên đã mong muốn được đến Bắc Ninh làm việc và Trung tâm Dịch vụ việc làm đã kết nối họ phỏng vấn tại Công ty TNHH MTV Á Châu Bắc Ninh, Tập đoàn Hồng Hải, Công ty Kinh Bắc, Techconvina...

Đẩy mạnh kết nối việc làm giữa các địa phương phía Bắc

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tư vấn online cho người lao động. Ảnh: Thảo Vân

Mặc dù trời mưa nhưng chị Phạm Thị Thanh Xuân (49 tuổi, ở Hà Nội) vẫn tới Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội từ rất sớm. Chị được bạn bè giới thiệu nên cũng muốn đến để tìm cơ hội việc làm.

Khi đến đây, chị Xuân được cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội giới thiệu các việc làm theo nhu cầu và ứng tuyển vị trí nhân viên phục vụ ẩm thực ở Công viên Hồ Tây.

“Với mức thu nhập 6 – 8 triệu đồng/tháng, được bao ăn trưa cùng các chế độ, nên tôi nghĩ mình sẽ đi làm luôn”, chị Xuân chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Thu Hồng – Phó Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, Công ty CP Dịch vụ giải trí Hà Nội cho biết, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội liên tục tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối các tỉnh, thành phố đã mở rộng thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp cũng như nhu cầu việc làm của người lao động. Hiện nay trình độ học vấn của người lao động trẻ ở các tỉnh đều rất cao, không thua kém lao động ở Hà Nội, vì thế chất lượng lao động ứng tuyển vào các vị trí đều được bảo đảm.

Video: Người lao động các tỉnh đang ứng tuyển tìm việc làm lương cao tại Hà Nội và được cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tư vấn trực tuyến.

Hà Nội tăng tần suất kết nối việc làm bán thời gian dịp cận Tết Nguyên Đán 2023 Hà Nội tăng tần suất kết nối việc làm bán thời gian dịp cận Tết Nguyên Đán 2023

Đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động bán thời gian dịp cận Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Sở Lao động, Thương binh và ...

Doanh nghiệp tại Hà Nội vẫn gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhân sự Doanh nghiệp tại Hà Nội vẫn gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhân sự

Tại Hà Nội, bên cạnh nhóm doanh nghiệp giảm quy mô sử dụng lao động cũng có không ít công ty mới thành lập và ...

Giải quyết việc làm cho sinh viên ngay từ trên ghế nhà trường Giải quyết việc làm cho sinh viên ngay từ trên ghế nhà trường

Ngay khi còn trên ghế nhà trường, nhiều sinh viên tranh thủ tìm việc làm thêm để có thu nhập trang trải sinh hoạt, đồng ...

Tin mới hơn

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tin tức khác

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Theo quan sát của Manpower Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong ngắn hạn, được nhìn thấy rõ nhất trong ngành sản xuất, chế biến chế tạo.

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.

Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Hà Nội đặt ra mục tiêu năm 2025 tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 12.900 người; trong đó nhóm nghề nông nghiệp 6.790 người; nhóm nghề phi nông nghiệp 6.110 người. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55%.
Xem thêm