Đời sống

Cứu nạn giao thông trên đường cao tốc: Vẫn còn nhiều hạn chế

Quang Hải
Tác giả: Quang Hải
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 49/2016/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc. Tuy nhiên các cơ sở này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.  
cuu nan giao thong tren duong cao toc van con nhieu han che
Xe cấp cứu “đạt chuẩn” là một yêu cầu cần thiết của công tác cứu nạn giao thông. ảnh: ST

Chậm tiếp cận hiện trường

Theo Ủy ban ATGT quốc gia, số vụ tai nạn giao thông trên đường cao tốc chiếm khoảng 12,9% các vụ TNGT đường bộ. Cả nước hiện có hơn 700km đường bộ cao tốc, không nhiều so với các tuyến đường khác. Nhưng công tác cứu nạn trên tuyến đường này rất quan trọng vì phương tiện vận hành với tốc độ cao, khi xảy ra sự cố tính chất thường nghiêm trọng. Đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi sắp tới, áp lực giao thông tăng cao.

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 32/2014/NĐ-CP ngày 22/4/2014 của Chính Phủ về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc thì khi xảy ra tai nạn, sự cố, ngoài tuân thủ Điều 38 Luật Giao thông đường bộ, đội cứu nạn cần có mặt tại hiện trường, chậm nhất 30 phút kể từ khi nhận được thông tin về sơ, cấp cứu ban đầu người bị nạn.

Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư số 49/2016/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc, có hiệu lực từ ngày 1/3/2017. Theo đó, tối thiểu 50km đường bộ cao tốc phải có một trạm cấp cứu được tổ chức ghép trong các Trạm y tế xã/phường, Trung tâm y tế quận/huyện có chức năng khám, chữa bệnh, Trung tâm cấp cứu 115, Bệnh viện nhà nước và Bệnh viện tư nhân.

Tuy nhiên, sau gần 3 năm “khởi động”, đến nay, hệ thống này chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đơn cử tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng dài hơn 100km. Toàn tuyến có 12 cơ sở y tế tham gia vào công tác cứu nạn giao thông.

Theo ông Nguyễn Thanh Tùng - Trưởng phòng Quản lý vận hành Công ty TNHH MTV Quản lý và Khai thác đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (thuộc Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam VIDIFI), Công ty đã làm việc với 12 trung tâm y tế, bệnh viện huyện của Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng và nhận định, các đơn vị này không đáp ứng yêu cầu về trang thiết bị, phương tiện và con người.

Mỗi bệnh viện, trung tâm y tế chỉ có 1 xe cứu thương không đạt chuẩn và một lái xe được huy động tham gia cứu nạn giao thông cao tốc. Thực tế xảy ra sự cố thì xe lại đang thực hiện nhiệm vụ khác. Theo thiết kế, cứ 20km có một nút giao trên đường cao tốc. Một số huyện không có nút giao lên đường cao tốc như Thanh Hà (Hải Dương), bệnh viện huyện muốn tiếp cận vị trí sự cố phải đi lên Gia Lộc hay nút giao Quốc lộ 10 tại An Lão (Hải Phòng).

Với các hạn chế trên, lo ngại rằng công tác cứu nạn y tế chậm, tỷ lệ thương vong cao. Trong khi chờ hoàn thiện văn bản pháp lý, Công ty đã xây dựng lực lượng cứu nạn với đội ngũ cán bộ có trình độ trung cấp y tế đủ khả năng tham gia xử lý, cấp cứu hiện trường….

Trạm cấp cứu giao thông cần được xã hội hóa và cơ động hơn

Trước những hạn chế về công tác cứu nạn y tế trên các tuyến đường cao tốc, Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam Widifi đã báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải). Đồng thời kiến nghị, nên cho phép các Công ty quản lý khai thác đường cao tốc ký hợp đồng trực cứu nạn y tế lưu động để khi có sự cố thì huy động kịp thời, không phải “chờ” cơ sở y tế địa phương.

Còn nếu tiếp tục thực hiện theo Thông tư 49/2014/TT-BYT thì ngành Y tế cần mau chóng nâng cấp phương tiện thiết bị, con người của các cơ sở y tế tham gia cứu nạn đáp ứng yêu cầu…

Tại tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, thời gian qua xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Trường hợp cần sự cấp cứu kịp thời thì các đơn vị y tế ở xa; thiếu đơn vị trực chiến 24/24h.

Không riêng hai tuyến cao tốc nói trên, trong quá trình đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc do điều kiện về vốn, các tuyến cao tốc chưa được đầu tư hệ thống ITS đồng bộ. Đến nay, các tuyến đã có hệ thống giao thông thông minh (Intelligent Transport Synhư Cầu Giẽ - Ninh Bình, TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương, TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Hà Nội – Hải Phòng…

Tuy vậy mới dừng lại ở việc xây dựng các trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến, chưa có các trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực. Khi xảy ra tai nạn trên một tuyến thì mỗi trung tâm chỉ điều hành giao thông trong phạm vi tuyến đó, không kết nối được với các tuyến khác trong khu vực để phân luồng, điều tiết giao thông, hỗ trợ công tác cứu nạn, cứu hộ.

cuu nan giao thong tren duong cao toc van con nhieu han che
Trung tâm Khai thác điều hành giao thông tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Ảnh: ThC

Chia sẻ giải pháp quản lý đường cao tốc, ông Nguyễn Văn Nhi, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, các tuyến cao tốc do VEC quản lý đều bảo đảm tiêu chuẩn 50 km có một trạm cứu hộ, cứu nạn luôn duy trì trực 24/24h, bảo đảm cứu hộ, cứu nạn trong vòng 30 phút. Ở một số vị trí, VEC ký hợp đồng dịch vụ với các đối tác theo nguyên tắc tất cả các trạm phải bảo đảm tiêu chuẩn.

Dự kiến đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng hơn 2.000 km đường cao tốc. Để giải quyết tình trạng đường cao tốc “chờ” cứu nạn, theo Vụ An toàn giao thông (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), khi phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc, cần tuân thủ đúng nội dung về phương án cứu hộ, cứu nạn theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 90/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số nội dung về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc. Trong đó, phải đảm bảo yêu cầu hướng dẫn cụ thể, chi tiết để các đơn vị khai thác, bảo trì dễ thực hiện, dễ điều tiết, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan chặt chẽ, nhanh chóng.

Công tác cứu nạn giao thông rõ ràng không thể chậm trễ, chờ đợi khi liên quan đến thương vong, tính mạng con người.

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm