Trước đó, ngày 12/5/2023, Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội đưa ra lộ trình nộp tiền nợ BHXH như sau: Trong tháng 5/2023, Công ty sẽ nộp 500 triệu đồng, giải quyết quyền lợi cho 15 trường hợp; tháng 6 sẽ nộp 1 tỷ đồng để giải quyết cho 27 trường hợp; tháng 7, sẽ nộp hơn 2 tỷ đồng để giải quyết cho 26 trường hợp. Tuy nhiên, tính đến hết 31/7/2023, theo xác nhận của cơ quan BHXH thị xã Duy Tiên, doanh nghiệp này mới chỉ nộp 400 triệu đồng. Số nợ BHXH của Công ty Dệt CP 19/5 Hà Nội thời điểm hiện tại vẫn là hơn 13 tỷ đồng.
![]() |
Đại diện BHXH Thị xã Duy Tiên cho biết, tính đến 31/7, Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội mới chỉ nộp 400 triệu đồng, số tiến rất nhỏ so với con số đã cam kết bằng văn bản vào ngày 12/5/2023 là hơn 3,5 tỷ đồng. Ảnh: BHXH Duy Tiên |
Theo thông báo của UBND tỉnh Hà Nam, Công ty phải có cam kết thời gian trả nợ lương, đóng BHXH; yêu cầu đến hết 31/7/2023, Công ty phải thanh toán lương và đóng BHXH cho 1/3 số lao động hiện Công ty đang nợ. Nhưng trên thực tế, với số tiền Công ty mới nộp cho cơ quan BHXH là 400 triệu đồng thì mới chỉ giải quyết được cho chưa đến 15 trường hợp trên tổng số 327 người lao động, và cũng chưa được 1/3 số lao động theo yêu cầu của UBND tỉnh.
Ngoài việc nợ hơn 13 tỷ đồng tiền BHXH cho người lao động, Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội vẫn còn nợ lương khối Hành chính - Văn phòng từ tháng 7 đến tháng 12/2022. Cũng trong cam kết ngày 12/5 vừa qua, Công ty đưa lộ trình trả lương cụ thể như sau: trước 30/5, Công ty trả nốt lương tháng 7, 8/2022; trước 30/6, Công ty trả lương tháng 9,10/2022; trước 30/7, Công ty trả nốt lương tháng 11,12/2022.
![]() |
Nhiều lần, công nhân Nhà máy Dệt Hà Nam đi đòi quyền lợi về BHXH nhưng phía Công ty vẫn không giải quyết dứt điểm. Ảnh: CNCC |
Chị Lê Thị Lệ (sinh năm 1986) – nhân viên thuộc Khối Hành chính – Văn phòng cũng đã có 17 năm gắn bó với Công ty Dệt 19/5. Chị Lệ cho biết, chị mới chỉ nhận được lương đến tháng 10/2022.
“Chúng tôi chỉ mong Lãnh đạo Công ty có buổi đối thoại chính thức với người lao động. Nhiều lần cam kết đưa ra lộ trình giải quyết lương và BHXH cho người lao động nhưng không thực hiện theo đúng cam kết, khiến người lao động chúng tôi rất bức xúc và mệt mỏi vì chờ đợi”, chị Lệ chia sẻ.
Người lao động chờ đợi hội nghị đối thoại để giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn đọng nhưng phía Công ty vẫn im lặng và trì hoãn.
Như Tạp chí Lao động và Công đoàn đã thông tin, Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội nợ BHXH của người lao động từ tháng 3/2019 khiến nhiều lao động bức xúc nhiều lần phải đi đòi quyền lợi. Nhiều công nhân muốn tìm cơ hội việc làm khác gặp khó khăn bởi phía Công ty không giải quyết dứt điểm vấn đề nợ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Việc làm tại Công ty không có, nhiều công nhân tại nhà máy Dệt Hà Nam buộc phải tìm công việc thời vụ, ai thuê gì làm nấy với mức lương không ổn định, gặp khó khăn trong đời sống.
Đầu tháng 11/2022, trong cuộc đối thoại với người lao động có sự tham gia của Ban Quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội, Công an, Ban Lãnh đạo Công ty cam kết sẽ nộp hết BHXH năm 2019; quý 1 và 2 năm 2023 sẽ nộp BHXH năm 2020; quý 3 và 4 năm 2023 sẽ nộp BHXH năm 2021 và 2022 nhưng Công ty không thực hiện.
Đến ngày 5/3/2023, trong công văn gửi UBND tỉnh Hà Nam và Ban Quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, Công ty lại tiếp tục đưa ra lộ trình thanh toán BHXH cho người lao động nhưng cũng không thực hiện theo đúng cam kết.
Theo thông báo đã phát đi của UBND tỉnh Hà Nam, trường hợp Công ty không thực hiện đúng cam kết, BHXH tỉnh Hà Nam củng cố đầy đủ hồ sơ nợ BHXH của Công ty chuyển sang các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.
![]() Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội vừa có công văn gửi UBND tỉnh Hà Nam và Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, ... |
![]() Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Đà Nẵng vừa công khai loạt doanh nghiệp nợ bảo hiểm với số tiền lớn, kéo dài. Trong đó, ... |
![]() Số liệu từ BHXH huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) cho biết, tính đến hết tháng 4/2023, Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 ... |
![]() Sau khi biết thông tin về Nghị định 05, cán bộ dân số đã từng rất vui mừng vì nghĩ mình sẽ được tăng phụ ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
