Nghiên cứu

Công nhân ngành Xây dựng: Cần quan tâm chương trình hành vi an toàn

TS. NGUYỄN THÚY LAN CHI - NGUYỄN HỮU TRƯƠNG
Quá trình công nghiệp hóa ở nước ta đang diễn ra mạnh mẽ, lực lượng lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp đã mang theo tác phong làm việc chưa có tính kỷ luật cao; hành vi không tuân thủ hệ thống quản lý ATVSLĐ tại nơi làm việc thường xuyên xảy ra. Đây là một vấn đề lớn cần kiên trì quan tâm giải quyết.
Công nhân ngành Xây dựng: Cần quan tâm chương trình hành vi an toàn
Công nhân ngành Xây dựng: Cần quan tâm chương trình hành vi an toàn. Ảnh minh họa.

Thực trạng về hành vi an toàn (HVAT) của công nhân ngành Xây dựng

Hiện nay, trong ngành Xây dựng, HVAT của công nhân chưa được chú trọng dẫn đến các tai nạn lao động (TNLĐ) chết người có chiều hướng gia tăng (Hình 1).

Hình 1. Tỷ lệ % các nguyên nhân chủ yếu gây TNLĐ chết người theo số liệu của Bộ LĐ-TB&XH

Công nhân ngành Xây dựng: Cần quan tâm chương trình hành vi an toàn

Theo thông báo tình hình TNLĐ hằng năm của Bộ LĐ-TB&XH, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến TNLĐ nhiều năm qua được xem xét ở hai khía cạnh: người sử dụng lao động và NLĐ. Trong đó, nguyên nhân đến từ phía người sử dụng lao động đã giảm từ 72,7% (2014) xuống còn 44,97% (2020); nhưng nguyên nhân từ phía NLĐ vẫn không giảm mà có dấu hiệu tăng nhẹ.

Hình 1 thể hiện việc đầu tư vào cải thiện HVAT của NLĐ vẫn chưa đúng mức. Cần có biện pháp, chương trình cụ thể để có thể giảm thiểu hành vi không an toàn của công nhân, đặc biệt là công nhân ngành Xây dựng.

Chương trình HVAT cho công nhân ngành Xây dựng

Chương trình dựa trên phương pháp BAPP (Hình 2) được rất nhiều công ty lớn trên thế giới áp dụng hiệu quả như Akzo Nobel, Apache Nitrogen Production, Inc., The Kroger Co., ...

Hình 2. Năm yếu tố tương tác của phương pháp BAPP

Công nhân ngành Xây dựng: Cần quan tâm chương trình hành vi an toàn

Tại Việt Nam, trong lĩnh vực sản xuất, phương pháp BAPP được Công ty Sơn Bột Tĩnh Điện Akzo Nobel áp dụng để xây dựng chương trình HVAT rất hiệu quả từ năm 2012.

Đối với lĩnh vực xây dựng, Chương trình HVAT hình thành dựa trên phương pháp BAPP được xây dựng như Hình 3, theo trình tự:

Hình 3. Chương trình hành vi an toàn cho ngành Xây dựng

Công nhân ngành Xây dựng: Cần quan tâm chương trình hành vi an toàn

Trích xuất nhóm hành vi quan trọng từ các báo cáo sự cố, cận tai nạn, kiểm tra định kỳ; phiếu quan sát hành vi được lập và huấn luyện cho các quan sát viên để thực hiện quan sát theo phiếu (Bảng 1); quan sát viên phản hồi kết quả; kết quả quan sát được tổng hợp và đánh giá, xác định các rào cản việc thực hiện HVAT; thực hiện, lên kế hoạch loại bỏ rào cản; thiết lập các mục tiêu cải tiến và cải tiến chương trình.

Bảng 1. Phiếu quan sát hành vi

Công nhân ngành Xây dựng: Cần quan tâm chương trình hành vi an toàn

Ý nghĩa của việc xây dựng chương trình HVAT cho công nhân ngành Xây dựng

Hiện nay, công cụ kỹ thuật an toàn vẫn đóng vai trò chủ đạo để kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại. Để tiến đến điều kiện lý tưởng về an toàn kỹ thuật cần có thời gian, nguồn lực và kỹ thuật phát triển. Với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của phần lớn doanh nghiệp xây dựng hiện nay, an toàn kỹ thuật chưa thể làm công cụ chủ đạo, vẫn còn là mục tiêu hướng đến. Các vụ tai nạn chết người đã xảy ra đến từ phía NLĐ có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Cần có biện pháp kiểm soát cấp bách và phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật chưa phát triển kịp như hiện nay. Chương trình HVAT là giải pháp phù hợp, cân bằng giữa lợi ích và chi phí để các doanh nghiệp xây dựng áp dụng, hạn chế tối đa lỗi do NLĐ gây ra.

Tài liệu tham khảo:

1. Choudhry RM, Fang D. Why operatives engage in unsafe work behavior: Investigating factors on construction sites. Saf Sci. 2008; 46 (4): 566–84.

2. Harbans lal Kaila. A Case of Behaviour Based safety (BBs) implementation at a multinational organisation. (2015). PublishingIndia. Ấn Độ.

3. Health and Safety Authority. Behaviour based safety guide. (2013). Health and Safety Authority. Ireland.

4. Nguyễn Thị Xuân; Võ Quang Đức giảng viên hướng dẫn, (2017), Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình thay đổi HVAT BBS (Behavior based safety) tại Công ty TNHH Sơn Bột Tĩnh Điện Akzo Nobel Việt Nam, Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

5. BAPP® Technology Implementation Manual. (2003). BST. Belgium.

Những khoảnh khắc đẹp của Công đoàn và NLĐ ngành Xây dựng Những khoảnh khắc đẹp của Công đoàn và NLĐ ngành Xây dựng

Cuộc thi ảnh trực tuyến “Nét đẹp Công đoàn và người lao động (NLĐ) ngành Xây dựng” do Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) ...

Công tác ATVSLĐ ngành Xây dựng: Nhìn từ Dự án Vinhomes Grand Park Phân khu 2 Công tác ATVSLĐ ngành Xây dựng: Nhìn từ Dự án Vinhomes Grand Park Phân khu 2

Trong một số vụ tai nạn lao động, lỗi của người lao động (NLĐ) thường xuất phát từ chủ quan. Ngành Xây dựng với đặc ...

Nỗi lo bệnh nghề nghiệp của công nhân ngành Dệt may Nỗi lo bệnh nghề nghiệp của công nhân ngành Dệt may

Ngành Dệt may đáp ứng nhu cầu mặc của con người và tạo ra việc làm cho nhiều lao động. Nhưng nếu công nhân phải ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm