
Vất vả nhưng vui và tự hào khi phục vụ khách vào dịp lễ Tết của nhân viên đường sắt: Đổi nỗi buồn lấy niềm vui hành khách |
Trả vé sát giờ đi
Hơn 40 hành khách đặt vé xe mua của hãng xe Phi Long tuyến TP.HCM – Huế và khứ hồi (Huế - TP.HCM) vừa phải nhận lại tiền vé bởi hãng này từ chối vận chuyển ngay sát giờ xuất bến ngày 5 Tết Giáp Thìn (14/2/2024).
Theo các hành khách, họ được thông báo là hãng xe gặp sự cố nên không thể xuất bến (Bến xe phía Nam TP.Huế) như lịch trình. Việc thông báo trả vé hủy chuyến ngay sát ngày đi nên họ không thể xoay xở để vào miền Nam kịp làm việc theo lịch ấn định.
“Mình mua vé xe Phi Long khứ hồi hai chiều đi từ đi từ Đồng Nai – Huế và ngược lại. Theo lịch xe đón mình ngày mùng 5 Tết từ Huế vào Đồng Nai để ngày mồng 6, tức 15/2 này là mình kịp có mặt tại Công ty để làm việc. Tuy nhiên, ngày mùng 4 Tết, nhà xe thông báo gặp sự cố nên trả tiền mua vé khiến mình không kịp trở tay. Mình đã liên hệ rất nhiều hãng xe khác, loại phương tiện khác kể cả máy bay đi ngày 5 tiền vé rất cao nhưng không có. Giờ mình không biết phải tính làm sao, vào trễ Công ty sẽ cho nghỉ việc, cắt lương hoặc phúc lợi”, chị Lê Thị Bảo Như, hành khách bị Phi Long trả vé, nói.
![]() |
Chị Lê Thị Bảo Như không biết xoay xở như thế nào khi đến sát ngày từ Huế vào Đồng Nai làm việc nhưng hãng xe Phi Long trả lại tiền mua vé, không chở vì sự cố. Ảnh: Đình Toàn |
Chị Như là công nhân của một công ty chuyên về giày da xuất khẩu tại Đồng Nai. Khoảng 1 tháng trước, chị Như cùng chồng đã mua 3 vé xe của hãng xe Phi Long đi từ Đồng Nai về Huế, trong đó có 1 vé khứ hồi (2 chiều), tổng số tiền là 2,9 triệu (1,3 triệu đồng/ vé cho loại xe giường nằm).
Ngay khi được thông báo hãng xe gặp sự cố không thể xuất bến, chị Như và nhiều hành khách tìm các hãng xe khác đặt vé vào TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương... nhưng không có.
Một số hãng còn vé loại 1,2 triệu đồng/vé/người nhưng “nằm đường luồng” nên hành khách rất khốn khổ.
Hãng xe thông báo trước 1 ngày
Để làm rõ thông tin hành khách phản ánh, trong vai hành khách bị hủy vé, PV đã liên lạc với đại diện hãng xe Phi Long theo số điện thoại di động niêm yết, một người đàn ông xác nhận thông tin "hãng gặp sự cố nên xe không thể xuất bến ngày mùng 5 Tết Giáp Thìn (14/2) như dự kiến, và hãng cũng đã trả lại tiền mua vé cho hơn 40 hành khách.
Theo vị đại diện hãng xe này: “Bên công an họ tước cái phù hiệu nên xe không chạy được. Công an giữ giấy tờ mà ngày mùng 5 thì chưa làm việc lại nên chúng tôi chưa xử lý được, nên không thể làm lệnh xuất bến, vì vậy phải trả tiền lại. Việc xe không xuất bến được, hãng xe cũng thiệt hại thu nhập mỗi ngày dịp tết 15 – 20 triệu đồng”.
![]() |
Hãng xe Phi Long trả lại tiền vé cho khách ngay sát ngày đi khiến họ không thể xoay xở. Ảnh NVCC |
Khi PV thắc mắc vì sao thông báo sát ngày đi để hành khách rất khó xoay xở phương tiện, đồng thời phía hãng xe Phi Long có bồi thường, hỗ trợ gì cho hành khách không thì vị này than phiền là trong Tết hãng xe bị phạt hơn 100 triệu đồng, thế nhưng vẫn tin là sau Tết có thể xuất bến đón khách bình thường, vì thế mới nhận khách.
Video: Chị Lê Thị Bảo Như kể lại việc hãng xe Phi Long trả vé ngay sau Tết
Tại Điều 428 và Điều 526 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bên thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc quy định đã được thỏa thuận trước đó có quyền yêu cầu bên kia thực hiện các khoản thanh toán hoặc trả nợ tương ứng. Điều 524 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bên vận chuyển có những nghĩa vụ nhằm đảm bảo sự hài lòng và an toàn của hành khách, cũng như duy trì tính chuyên nghiệp và minh bạch trong quá trình vận chuyển. Theo đó, bên vận chuyển có nghĩa vụ tuân thủ thời gian xuất phát đã thông báo hoặc thỏa thuận trước đó, để đảm bảo tính hiệu quả và tiện lợi cho hành khách. Một phần quan trọng của nghĩa vụ của bên vận chuyển là hoàn trả cước phí vận chuyển theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Hành khách đã thanh toán một số tiền để sử dụng dịch vụ vận chuyển, và họ cần được đảm bảo rằng số tiền đó sẽ được trả lại đầy đủ và đúng quy định trong trường hợp hủy chuyến hoặc các tình huống khác. (Theo: Luật Minh Khuê) |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
