Phóng sự điều tra

Công đoàn và đồng nghiệp đồng hành cùng công nhân bị tai nạn lao động

HOÀNG LAN
Tác giả: HOÀNG LAN
Công nhân, bị tai nạn lao động (TNLĐ) đã được hưởng Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) hằng tháng. Không những thế, công ty cũng sắp xếp cho họ công việc phù hợp để có được thu nhập trang trải cuộc sống.
Công đoàn và đồng nghiệp đồng hành cùng công nhân bị tai nạn lao động
Chị Trần Thị Tuyết Hạnh nhận hỗ trợ từ vông đoàn TP. HCM. Ảnh: NN

7 năm trước, chị Trần Thị Tuyết Hạnh, công nhân của Công ty TNHH Furukawa Automotive Parts VietNam (FAPV, KCX Tân Thuận, Quận 7, TP. HCM), đã bị tai nạn giao thông trên đường đi làm.

Vụ tai nạn khiến chị bị chấn thương sọ não. Để giữ lại mạng sống, chị Hạnh được các bác sĩ mở hộp sọ. Trong một năm, chị Hạnh đã trải qua nhiều đợt phẫu thuật và trị liệu. Sau đó, chị mới có thể ngồi dậy, đi lại được.

Hiện tại, thị lực của chị Hạnh giảm, khả năng nghe kém rồi điếc tai trái. Không những thế, chị còn bị biến chứng động kinh, tổn thương cột sống, gần như bị liệt nửa người.

“Mọi chi phí chữa bệnh và điều trị bệnh đều được bảo hiểm chi trả và công ty hỗ trợ. Nếu không có bảo hiểm và công ty hỗ trợ, gia đình tôi phải bán nhà cũng không đủ tiền chữa bệnh”, chị Hạnh bộc bạch.

Có tỷ lệ thương tật trên 60% nên chị Hạnh được bảo hiểm chi trả hơn 1.3 triệu đồng mỗi tháng. Số tiền này với chị là rất quý vì tiền thuốc men của chị hằng tháng là rất lớn. Chỉ tính riêng tiền châm cứu đã hết 100.000 đồng/ngày; tiền thuốc bắc 140.000 đồng/tháng. Ngoài ra, chị Hạnh còn uống thuốc tây, đi khám bệnh định kỳ để duy trì sức khỏe.

Công đoàn và đồng nghiệp đồng hành cùng công nhân bị tai nạn lao động
Chị Hạnh hiện sức khỏe ổn định, sinh sống tại nhà riêng ở huyện Nhà Bè, TP. HCM. Ảnh: NVCC

Chị Hạnh bị TNLĐ nhưng công ty đã sắp xếp cho chị công việc phù hợp với sức khỏe, từ đó, có thu nhập để cải thiện cuộc sống. Kể về công việc của mình sau khi bị tai nạn, chị Hạnh xúc động lắm. Mọi người trong cùng xưởng ai cũng giúp đỡ chị, nhất là công đoàn.

Mỗi buổi sáng, có hôm chồng đưa đi, lúc thì chị tự đi làm. Khi thấy chị từ cổng đi vào mọi người đã hỗ trợ, có nhiều khi anh Thái - Chủ tịch Công đoàn cơ sở vui vẻ giúp đỡ chị đi lại.

“Những lần giờ cơm đến, mọi người đi ăn cơm và thay nhau hỗ trợ tôi trong bữa cơm ấy. Tôi rất xúc động, nhưng vì bị bệnh nên giao tiếp kém, chỉ biết gật đầu cảm ơn họ. Thực tâm, tôi rất biết ơn sự giúp đỡ của đồng nghiệp, của anh chị công đoàn”, chị Hạnh bộc bạch.

Công đoàn và đồng nghiệp đồng hành cùng công nhân bị tai nạn lao động
Anh Nguyễn Chí Thành làm việc sau tai nạn. Ảnh C.T

Anh Nguyễn Chí Thành (SN 1982, quê Bến Tre) làm việc tại Công ty CP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (quận Tân Phú, TP. HCM). Anh từng bị TNLĐ trong khi làm việc năm 2013.

Anh Thành kể, hồi đó là công nhân vận hành máy tại xưởng 4, trong lúc làm việc anh bị máy cắt một ngón tay ở bàn tay trái. Hiện tại, sức khỏe của anh Thành ổn định và được công ty chuyển đến làm việc tại xưởng sợi 1 và ở trong nhà lưu trú công nhân.

“Thời gian đó tôi bị TNLĐ, phải nghỉ việc ở nhà 3 tháng, sau đó được công ty sắp xếp công việc đi làm trở lại. Với tỷ lệ thương tật 34%, tôi được nhận trợ cấp hơn 500.000 đồng/tháng từ Quỹ TNLĐ, BNN. Tuy số tiền không nhiều nhưng tôi thấy được rằng, chế độ của Bảo hiểm TNLĐ, BNN rất có ích cho công nhân chúng tôi. Ngoài ra, mọi chế độ về đau ốm, đi khám sức khỏe tại bệnh viện chúng tôi cũng được bảo hiểm chi trả”, anh Thành cho hay.

Khi bị tai nạn, anh nhận được lời hỏi thăm từ anh chị em trong Công ty, đặc biệt là sự quan tâm của công đoàn. Sau đó, anh Thành được sắp xếp công việc phù hợp hơn với tình trạng sức khỏe của mình.

Ông Phạm Quang Anh - Tổng giám đốc Công ty TNHH May mặc Dony (huyện Bình Chánh, TP. HCM) cho biết, hằng tháng công ty vẫn đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Trong đó có bảo hiểm TNLĐ, BNN. Cho nên khi người lao động bị ốm đau hay TNLĐ, BNN trong khi làm việc sẽ được công ty hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với người lao động bị TNLĐ, BNN tùy theo tình trạng nặng hoặc nhẹ đều được công ty hỗ trợ một phần để bồi dưỡng sức khỏe. Ngoài ra, công ty cũng chuẩn bị hồ sơ để nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội, giúp người lao động nhận được chi trả từ quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN.

Nghệ An: Công ty hỗ trợ gần 200 triệu đồng cho công nhân bị tai nạn giao thông Nghệ An: Công ty hỗ trợ gần 200 triệu đồng cho công nhân bị tai nạn giao thông

Sau một ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của các công nhân Công ty CP May Minh Anh – Tân Kỳ bị tai nạn ...

Bố trí việc làm cho công nhân bị tai nạn lao động và thân nhân Bố trí việc làm cho công nhân bị tai nạn lao động và thân nhân

Hàng chục năm qua, việc ký kết và đưa vào Thỏa ước lao động tập thể, trong đó có điều khoản ưu tiên bố trí ...

Công đoàn cơ quan LĐLĐ tỉnh Quảng Trị nhận đỡ đầu 2 con công nhân lao động khó khăn Công đoàn cơ quan LĐLĐ tỉnh Quảng Trị nhận đỡ đầu 2 con công nhân lao động khó khăn

Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu - lan tỏa yêu thương” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động, Công đoàn cơ ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm