Công đoàn Đà Nẵng chăm lo, đại diện bảo vệ người lao động
Công đoàn

Công đoàn Đà Nẵng chăm lo, đại diện bảo vệ người lao động

ÁNH DƯƠNG
Tác giả: ÁNH DƯƠNG
Công tác chăm lo cho đoàn viên và người lao động (NLĐ) là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được Công đoàn các cấp thành phố Đà Nẵng luôn đặc biệt quan tâm. Qua đó, giúp đoàn viên, NLĐ thực sự an tâm, có chỗ dựa vững chắc để phát triển.
LTS: Công tác chăm lo cho đoàn viên và người lao động (NLĐ) là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được Công đoàn các cấp thành phố Đà Nẵng luôn đặc biệt quan tâm. Qua đó, giúp đoàn viên, NLĐ thực sự an tâm, có chỗ dựa vững chắc để phát triển. Đó là các chương trình Game show “Tan ca vui - khỏe”. Hay các điểm sinh hoạt văn hóa Công đoàn trong doanh nghiệp. Hoặc trang bị tủ sách pháp luật. Cho đến công tác thương lượng tập thể và ký kết thỏa ước lao động tập thể... Tất cả hướng đến công tác chăm lo cho đoàn viên, công nhân, người lao động, đảm bảo quyền lợi của họ được thực thi một cách tốt nhất.

Để góp phần phát họa bức tranh toàn cảnh ấy, Tạp chí Lao động và Công đoàn xin giới thiệu đến bạn đọc tuyến bài Công đoàn Đà Nẵng chăm lo, đại diện bảo vệ người lao động của tác giả Ánh Dương, một nữ phóng viên đang công tác tại TP. Đà Nẵng. Loạt bài gửi tham dự Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động TP. Đà Nẵng lần thứ III - năm 2024 do Liên đoàn Lao động TP. Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Công đoàn cùng Hội Nhà báo TP. Đà Nẵng phối hợp tổ chức.

Kỳ 1: Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho đoàn viên, NLĐ

Hiểu rõ tầm quan trọng của “an cư lạc nghiệp”, thời gian qua, Công đoàn các cấp thành phố Đà Nẵng đặc biệt chú trọng việc hỗ trợ, giúp đỡ đoàn viên, người lao động (NLĐ) có nơi ở ổn định để toàn tâm tập trung cho công việc. Theo đó, nhiều chính sách nhân văn, thiết thực được chính quyền thành phố và các cơ quan, đơn vị nói chung, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố nói riêng triển khai giúp hàng nghìn đoàn viên, NLĐ giải quyết khó khăn về chỗ ở, yên tâm công tác.

Nhân văn từ “Mái ấm Công đoàn”

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi (bìa trái) trao tặng “Mái ấm Công đoàn” đợt 1 năm 2024 cho đoàn viên, người lao động.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thi (bìa trái) trao tặng “Mái ấm Công đoàn” đợt 1 năm 2024 cho đoàn viên, NLĐ. Ảnh: TGCC.

Đầu tháng 5/2024, trong lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân 2024, LĐLĐ thành phố trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” đợt 1 cho 50 đoàn viên, NLĐ khó khăn, tổng kinh phí 1,63 tỷ đồng, gồm 21 nhà xây mới và 29 nhà sửa chữa.

Anh Trần Văn No (trú phường Thanh Bình, quận Hải Châu) công tác tại UBND phường Thanh Bình có nhà cấp 4 nhưng xuống cấp, hư hỏng nặng không ở được. Trong khi đó vợ anh không có công việc ổn định, thu nhập của cả hai vợ chồng vừa đủ trang trải chi phí sinh hoạt, ăn học cho các con nên suốt nhiều năm qua cả gia đình bốn người vẫn cố gắng chịu đựng cảnh nắng nóng, mưa dột. Đầu năm 2024, anh No trình bày nguyện vọng và làm đơn xin hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” gửi đến công đoàn cấp trên. Sau khi khảo sát, LĐLĐ thành phố thống nhất hỗ trợ anh No 50 triệu đồng để xây nhà mới.

Không chỉ hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho NLĐ sinh sống trên địa bàn thành phố, LĐLĐ thành phố còn trao mái ấm đến NLĐ sống tại địa phương khác nhưng đang làm việc trên địa bàn thành phố giúp mọi đoàn viên, NLĐ đều được thụ hưởng chính sách một cách công bằng, bình đẳng.

Trường hợp chị Trần Thị Thúy (quê xã Duy Trung, quê huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) là một ví dụ. Chị Thúy làm công nhân Công ty CP Dệt may 29-3, có nhà cũ nằm trong vùng trũng thấp nên thường xuyên ngập lụt, tường nhà bong tróc, mái tôn cũ nát, tiềm ẩn nguy hiểm vào mùa mưa lũ. Tuy nhiên, với mức lương công nhân có hạn, vợ chồng chị Thúy dù rất muốn nhưng chưa thể cho các con nơi ở kiên cố, an toàn hơn. Đầu năm 2024, chị Thúy được Công đoàn cơ sở hướng dẫn làm hồ sơ xin hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” và được chấp thuận.

“Với 50 triệu đồng được LĐLĐ thành phố hỗ trợ, cùng với khoản tích cóp lâu nay, chúng tôi sẽ cố gắng vay mượn thêm họ hàng để xây căn nhà mới kiên cố hơn, có khả năng chống lũ vào mùa mưa bão”, chị Thúy chia sẻ.

Theo Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Đinh Thị Thanh Hà, nguồn kinh phí để hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” hằng năm được trích từ nguồn “Quỹ hoạt động xã hội Công đoàn” và các nguồn hỗ trợ khác. Trong đó, “Quỹ hoạt động xã hội Công đoàn” được đóng góp bởi đoàn viên, NLĐ thành phố. Qua đó nhân lên tinh thần nhân ái, sẻ chia, tương trợ giữa người với người, giúp NLĐ vượt qua khó khăn, chung tay cùng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, góp phần xây dựng thành phố ngày càng tươi đẹp.

Dự án Nhà ở công nhân Khu công nghiệp Hòa Cầm - món quà Thành ủy tặng công nhân lao động giúp đoàn viên, người lao động có nơi ở ổn định.
Dự án Nhà ở công nhân Khu công nghiệp Hòa Cầm - món quà Thành ủy tặng công nhân lao động giúp đoàn viên, NLĐ có nơi ở ổn định. Ảnh: TGCC.

Thêm nhiều chính sách thiết thực

Bên cạnh trao “Mái ấm Công đoàn”, từ năm 2017, LĐLĐ thành phố triển khai cho vay “Quỹ trợ vốn công nhân viên chức lao động nghèo” với lãi suất chỉ 0,55%/tháng, giải ngân nhanh, trả góp theo từng tháng trong thời gian dài giúp NLĐ có kinh phí sửa chữa nhà và mua sắm vật dụng, giải quyết các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Tính đến nay, “Quỹ trợ vốn công nhân viên chức lao động nghèo” đã giải ngân cho 2.195 đoàn viên, công nhân viên chức lao động tại 464 Công đoàn cơ sở vay vốn, với vốn xoay vòng 64,055 tỷ đồng.

Song song đó, các Công đoàn cơ sở còn đứng ra xác nhận hồ sơ, tạo điều kiện cho đoàn viên, NLĐ vay vốn theo chương trình tín dụng cho vay nhà ở xã hội của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố.

Theo ông Phạm Văn Doanh, Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố, trong số các đối tượng được vay vốn có NLĐ đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức; người có thu nhập thấp. Trường hợp vay để mua, thuê nhà ở xã hội, mức vay lên đến 80% giá trị hợp đồng mua, thuê nhà ở xã hội. Trường hợp vay để xây mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà, mức vay lên đến 70% giá trị dự toán xây dựng, sửa chữa và không quá 500 triệu đồng. Lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định tại từng thời điểm, hiện nay là 4,8%/năm với thời hạn vay tối đa lên đến 25 năm. Qua đó, góp phần không nhỏ giúp đoàn viên, NLĐ có điều kiện để an cư.

Thành phố đang đầu tư và kêu gọi đầu tư xây dựng nhiều chung cư xã hội, mang đến hàng nghìn căn hộ chất lượng với giá ưu đãi cho người lao động.
Thành phố Đà Nẵng đang đầu tư và kêu gọi đầu tư xây dựng nhiều chung cư xã hội, mang đến hàng nghìn căn hộ chất lượng với giá ưu đãi cho NLĐ. Trong ảnh, một dự án nhà ở xã hội ở quận Liên Chiểu. Ảnh: TGCC.

Thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã nỗ lực trong việc hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho NLĐ. Tính đến hết năm 2023, thành phố đã hoàn thành 15.549 căn hộ chung cư. Trong đó, ngân sách thành phố đầu tư 10.579 căn và dự án ký túc xá sinh viên tập trung với 1.146 phòng. Hiện nay, thành phố đang báo cáo với Trung ương chuyển ký túc xá sinh viên thành nhà ở xã hội nhằm phục vụ cho NLĐ, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình “Có nhà ở” và xây dựng thành phố “4 an”.

Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, từ nguồn “Quỹ hoạt động xã hội Công đoàn” và nguồn hỗ trợ khác, LĐLĐ thành phố và các cấp công đoàn đã xây dựng và hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 407 nhà “Mái ấm Công đoàn”, tổng trị giá 10,355 tỷ đồng. Nguồn vốn của UBND thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố (từ năm 2012) đã tạo điều kiện cho 2.368 cán bộ, công chức vay với số tiền 123,36 tỷ đồng. Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm đã cho 34 dự án hộ gia đình công nhân viên chức lao động vay số tiền 2,56 tỷ đồng, tạo việc làm cho 674 lao động

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động TP. Đà Nẵng lần thứ III - năm 2024.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Kỳ 2: Nâng cao kiến thức, tinh thần cho NLĐ

"Con ong" cần mẫn vận động hiến máu cứu người ở Đà Nẵng

Anh Đoàn Văn Hòa – Phó trưởng Ban Tuyên truyền Hội Chữ thập đỏ TP. Đà Nẵng là người có hơn 30 lần hiến máu, ...

“Tan ca - vui khỏe”: dấu ấn trong hoạt động Công đoàn Đà Nẵng “Tan ca - vui khỏe”: dấu ấn trong hoạt động Công đoàn Đà Nẵng

“Tan ca - vui khỏe” là một dấn ấn trong hoạt động của LĐLĐ TP Đà Nẵng khi lần đầu tiên công nhân lao động ...

Cô Nguyễn Thị Kim Thương - giáo viên, lãnh đạo công đoàn giỏi của Trường THCS Tây Sơn Cô Nguyễn Thị Kim Thương - giáo viên, lãnh đạo công đoàn giỏi của Trường THCS Tây Sơn

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Thương, Trường THCS Tây Sơn, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng là người rất giỏi trong công tác giảng dạy ...

Nhiều mô hình hay góp phần nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn Nhiều mô hình hay góp phần nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới, thời gian qua, các cấp Công đoàn trên địa bàn thành phố ...

Phóng sự Media (dự thi): Cô thủ thư đa năng Phóng sự Media (dự thi): Cô thủ thư đa năng

Không chỉ là một cán bộ thư viện - cô thủ thư giỏi, say mê với công việc, chị Võ Thị Hoa – Cán bộ ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm