![]() |
Công nhân nhận đi "Siêu thị 0 đồng" do Công đoàn Bắc Giang tổ chức |
Theo đó, Quyết định số 3022/TĐ-TLĐ do Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ký ngày 13/8, bổ sung đoàn viên, NLĐ khu vực có quan hệ lao động (bao gồm cả doanh nghiệp, đơn vị chưa có tổ chức Công đoàn) là F0, không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch, được hỗ trợ mức tối đa là 3 triệu đồng/người.
Đoàn viên, NLĐ (tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn) là F1, phải cách ly y tế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch, được hỗ trợ mức tối đa là 1,5 triệu đồng/người.
Đoàn viên là cán bộ, công chức, viên chức là F1 có hoàn cảnh khó khăn, phải cách ly y tế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch, được hỗ trợ mức tối đa là 1,5 triệu đồng/người.
![]() |
Công nhân làm việc trong một nhà máy ở Bắc Giang - Ảnh: Giang Đông |
Đoàn viên, NLĐ (tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn) phải nghỉ việc để cách ly y tế, hoặc đang cư trú trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được hỗ trợ mức tối đa là 500.000 đồng/người khi thuộc một trong các trường hợp: Có hoàn cảnh khó khăn; mang thai hoặc nuôi con dưới 6 tuổi.
Đoàn viên, NLĐ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn tử vong do bị nhiễm virus SARS-CoV-2 kể từ ngày 27/4, được hỗ trợ 5 triệu đồng/người.
![]() |
Công nhân khó khăn do Covid-19 nhận hỗ trợ từ Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Lê Đình Hùng |
Đoàn viên, NLĐ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn đã di chuyển từ các tỉnh phía Nam về quê kể từ ngày 1/8, phải thực hiện đúng yêu cầu cách ly y tế theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương, có hoàn cảnh khó khăn được Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố nơi tiếp nhận người trở về xem xét hỗ trợ tối đa 500 nghìn đồng/người.
Quyết định cũng nêu cụ thể về việc hỗ trợ cán bộ công đoàn tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở, đoàn viên, NLĐ được công đoàn cấp trên cơ sở huy động tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 được chi hỗ trợ từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng/người/ngày kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết, tùy theo tính chất, mức độ, công việc và số ngày thực tế phòng, chống dịch nhưng tối đa không quá 2 triệu đồng/người.
![]() |
Công nhân khó khăn tại Khu nhà ở Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) được hỗ trợ khẩn cấp |
Mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ 1 lần. Đoàn viên, NLĐ thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam nào thì nơi đó có trách nhiệm lập danh sách và hỗ trợ trước tiên.
Trường hợp hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ không thuộc đối tượng mình quản lý thì đơn vị hỗ trợ có trách nhiệm thông tin và phối hợp với địa phương, ngành quản lý đoàn viên, NLĐ để bảo đảm không chồng chéo, trùng đối tượng.
![]() Hà Nội giãn cách xã hội do Covid-19, nhiều lao động tự do mất việc làm, ai ở đâu ở yên đấy. Không ít người ... |
![]() “Gần 3 tuần nay, từ khi huyện Lương Sơn áp dụng Chỉ thị 16, tôi làm “3 tại chỗ” tại công ty. Không ngờ công ... |
![]() Theo UBND tỉnh Quảng Nam, nếu người dân Quảng Nam ở TP Đà Nẵng đang gặp khó khăn, không có chỗ ở ổn định thì ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
