Kinh tế - Xã hội

Cơ hội mới cho du lịch cộng đồng

QUỐC THẮNG
Tác giả: QUỐC THẮNG
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nặng nề cho ngành Du lịch. Nhưng, từ điểm nhìn tích cực, đây là cơ hội để cấu trúc lại tư duy kinh doanh trong xu hướng chuyển đổi số.
Cơ hội mới cho du lịch cộng đồng

“Cú huých” để thay đổi tư duy

Cuối năm 2021, trong một chuyến đi miền núi phía Bắc, chúng tôi nhận ra sự đìu hiu khác lạ, thể hiện rõ nhất ở những dự án du lịch cộng đồng.

Từng là một điểm đến thu hút du khách, nay Đà Bắc, Hòa Bình (Dự án Du lịch cộng đồng do Quỹ Australia vì Nhân dân châu Á và Thái Bình Dương tại Việt Nam tài trợ) đã vắng khách trong thời gian dài. Nguồn lao động cơ bản của dự án du lịch cộng đồng ở đây buộc phải kiếm kế sinh nhai bằng sản xuất nông nghiệp hoặc rời đến các khu công nghiệp. Nhìn vào các điểm lưu trú đẹp, được bài trí chuyên nghiệp, chúng tôi lo ngại về sự xuống cấp của cơ sở vật chất. Và nhất là, nếu tình trạng này kéo dài, kiến thức, kỹ năng về du lịch mà bà con đã được đào tạo và thực hành bài bản sẽ bị mai một.

Tình hình ở Lào Cai và Sơn La, nơi thực hiện Dự án “Thúc đẩy Bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La” (GREAT) từ năm 2017 do Chính phủ Australia tài trợ và được phối hợp triển khai với Chính phủ Việt Nam, cũng đìu hiu không kém. Các nhóm homestay của đồng bào dân tộc Giáy tại xã Tả Van (Sa Pa) và dân tộc Tày tại Tà Chải (Bắc Hà) từng được Hiệp hội Du lịch ASEAN công nhận đạt chuẩn cấp khu vực cũng không có một khách nào kể từ đầu năm 2021.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, bình thường, các dự án du lịch ở miền núi phía Bắc có khoảng 70 đến 80% lượng khách nước ngoài. Chính vì thế, mọi thiết kế về hạ tầng và phương thức tổ chức của các tổ nhóm cung cấp dịch vụ du lịch cộng đồng cũng hướng đến lượng khách này. Khách nội địa chỉ là thứ yếu.

Một câu hỏi đặt ra: Khách nội địa chiếm phần ít vì do họ không lựa chọn loại hình du lịch này, hay do chúng ta chỉ nhắm đến khách nước ngoài nên những gì đã làm không phù hợp với họ? Và đây là khởi điểm cho việc cấu trúc lại tư duy: Đã là du lịch cộng đồng thì cần phải “đa năng”, hạ tầng và phương thức tổ chức phải thích ứng được với mọi đối tượng du khách; có một thị trường tiềm năng chưa thực sự khai thác: Khách nội địa.

Cơ hội mới cho du lịch cộng đồng

Đón lấy những cơ hội

Từ ngày 15/3/2022, Việt Nam mở cửa trở lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới. Dữ liệu cập nhật của Tổng cục Thống kê cho thấy lượng khách quốc tế từng bước tăng mạnh trở lại. Đây là những dấu hiệu khả quan cho thấy ngành Du lịch bắt đầu “trỗi dậy”. Nhưng không vì thế mà du lịch cộng đồng tiếp tục chăm chăm “chờ khách” quốc tế theo lối cũ. Một mặt, dữ liệu phân tích xu hướng du lịch Google Destination Insights cho thấy, các điểm đến được du khách quốc tế quan tâm tìm kiếm thời gian qua vẫn chủ yếu là Hà Nội, TP.HCM, Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang, Hội An, Huế, Đà Lạt, Vũng Tàu,… Mặt khác, mục tiêu ngành Du lịch đặt ra trong năm 2022 là đón 65 triệu lượt khách, trong đó chỉ có khoảng 5 triệu lượt khách quốc tế. Ngoài khách quốc tế, du lịch cộng đồng làm sao để chiếm lấy phần lớn trong 60 triệu lượt khách nội địa trong vận hội mới?

Với nhịp sống ở đô thị hiện đại, một không gian xanh của làng quê, núi rừng vốn có sức hấp dẫn, lôi cuốn đặc biệt với du khách. Xu hướng khách du lịch đi tìm các giá trị bản sắc văn hóa gắn liền với tự nhiên từ lâu đã trở thành lựa chọn truyền thống ở các nước phát triển và đang dần phổ biến trên thế giới.

Đối với khách nội địa, du lịch theo nhóm nhỏ hướng đến trải nghiệm thiên nhiên và văn hóa sẽ thịnh hành thời gian tới. Rõ ràng, COVID-19 đã khiến tâm lý nhiều người muốn sống trong một không gian gần gũi với thiên nhiên, chậm rãi hơn. Ý thức trải nghiệm để tìm kiếm những giá trị mới mẻ từ thiên nhiên cũng trở nên phổ biến. Nếu du khách đã sử dụng sản phẩm du lịch di sản - kiến trúc - đô thị, sau đó, chắc chắn họ sẽ lựa chọn trải nghiệm du lịch thiên nhiên - bản sắc. Đây là cơ hội mà du lịch cộng đồng cần đón lấy.

Chúng ta thường bàn đến quá trình dịch chuyển lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, từ nông thôn ra thành thị, nhưng hiện tại đang có một xu hướng ngược lại sau đại dịch: Một số lượng lao động ở thành phố dịch chuyển về vùng nông thôn. Tuy tỷ lệ này không chiếm phần lớn nhưng là dấu hiệu cho thấy những khía cạnh biến động về lực lượng lao động. Du lịch cộng đồng hãy tận dụng nguồn lao động đã được tiếp xúc với môi trường đô thị và đã có kinh nghiệm về kinh doanh, tài chính hoặc công nghệ này. Chúng ta đón khách từ thành phố, hơn ai hết, lực lượng lao động này có thể đưa ra những gợi ý phù hợp, am hiểu tâm lý của người dân đô thị.

Cơ hội mới cho du lịch cộng đồng

Và thách thức chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu đối với ngành Du lịch. Tuy nhiên, thực tế, ở nước ta, xu hướng này vẫn còn mang tính đơn lẻ, thiếu một chiến lược thống nhất. Trong khi đó, chuyển đổi số cần một cơ sở dữ liệu đồng bộ để kết nối và chia sẻ. Chuyển đổi số là cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với du lịch cộng đồng.

Vấn đề công nghệ số trong du lịch là làm sao để du khách quyết định mua sản phẩm của mình nhanh, dễ dàng và tiện lợi. Mọi chiến lược đều phải linh hoạt từ việc giới thiệu sản phẩm cho đến khâu đặt tour, trả phí. Du khách ngày nay yêu cầu mọi thứ phải hiệu quả, nhanh chóng, đơn giản và nhất là họ phải được bảo đảm trước khi bắt đầu hành trình. Và hãy hình dung lại hành trình của bạn trong một chuyến du lịch cộng đồng ở Việt Nam, những khó khăn của chuyển đổi số cho loại hình du lịch này sẽ hiện ra rất rõ.

Chúng ta sử dụng nguồn lực địa phương là vùng núi, nông thôn, nơi mà trình độ công nghệ của lực lượng lao động còn hạn chế, tài chính hạn hẹp. Ở đó, điều kiện về cơ sở vật chất còn thiếu thốn, thói quen làm việc còn xa lạ với chuyển đổi số. Phạm vi của du lịch cộng đồng lại đa dạng, phức tạp và hơn bất cứ loại hình du lịch nào, du lịch cộng đồng đòi hỏi những đầu mối tổ chức tốt. Chuyển đổi số đối với du lịch cộng đồng phải được triển khai một cách giản dị và cụ thể hơn bất cứ loại hình du lịch nào khác.

Chuyển đổi số với du lịch cộng đồng là bước nhảy từ kinh doanh truyền thống sang mô hình dựa trên dữ liệu của chuỗi giá trị số (digital value chain); là không còn quản lý thủ công, tiếp thị truyền thống bằng văn phòng bán hàng, qua điện thoại, email, những hình thức tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất khách hàng vì dữ liệu bị rơi rớt.

Dựa vào chuỗi giá trị số, chúng ta phân tích thị hiếu khách hàng và không ngừng điều chỉnh sản phẩm của mình để phù hợp với nhu cầu của họ. Trải nghiệm tương tác, booking dịch vụ du lịch là những công cụ kỹ thuật chính của chuyển đổi số. Xu hướng cá nhân hóa phát triển ngày càng mạnh mẽ với du lịch cộng đồng: Du khách lựa chọn loại hình này thường là các cá nhân hoặc nhóm nhỏ. Chính vì vậy, yếu tố bảo đảm trước hành trình trở nên cần thiết hơn hết. Họ cần tham khảo các tour thực tế ảo, các chuyến tham quan tương tác. Đây là những điều kiện mà du lịch cộng đồng cần tạo dựng cho mình trong bối cảnh hiện nay.

Cơ hội mới cho du lịch cộng đồng

Giải quyết được bài toán về nguồn lực (nhân lực, công nghệ và tài chính) cũng như dữ liệu toàn diện về du lịch cộng đồng, chúng ta sẽ có các giải pháp tối ưu cho mảng kinh doanh tiềm năng này trong bối cảnh mới. Cú “rơi thẳng đứng” vì đại dịch cũng là “cú huých” để du lịch cộng đồng cấu trúc lại tư duy, nhằm phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có, góp phần lấy lại vị trí của danh hiệu “con gà đẻ trứng vàng”.

Du lịch phục hồi: Coi chừng Du lịch phục hồi: Coi chừng "chặt chém"

Sáng 18/6, ông Nguyễn Sỹ Khánh, Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết đã tổ chức đội kiểm tra liên ngành ...

Du lịch phục hồi, Khánh Hòa ‘khát’ nhân lực chất lượng cao Du lịch phục hồi, Khánh Hòa ‘khát’ nhân lực chất lượng cao

Các doanh nghiệp du lịch tỉnh Khánh Hòa vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao sau ...

Du lịch vừa phục hồi, hướng dẫn viên lặn biển ở Khánh Hòa đối diện nguy cơ thất nghiệp Du lịch vừa phục hồi, hướng dẫn viên lặn biển ở Khánh Hòa đối diện nguy cơ thất nghiệp

Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa có văn bản chỉ đạo UBND tỉnh yêu cầu UBND TP Nha Trang tạm dừng hoạt động du lịch lặn ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm