Trong văn bản góp ý gửi tới Thủ tướng Chính phủ, công ty TNHH Ôtô Á Châu (đơn vị nhập khẩu và phân phối xe Audi tại Việt Nam) đã đề nghị hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) để đảm bảo tính công bằng.
![]() |
Lắp ráp xe hơi là một ngành công nghiệp đang phát triển nhanh tại Việt Nam |
Cụ thể, sau khi Công ty Cổ phần Thành Công Motor Việt Nam đề xuất tái áp dụng mức giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, mới đây Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi tới Bộ Tài chính. Theo đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khải yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và cơ quan liên quan cùng các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp nghiên cứu. Sau khi xem xét và đánh giá, phải có hướng xử lý và báo cáo lại với Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2021.
Đây không phải lần đầu tiên một đơn vị đề xuất với Chính phủ mức giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô nội địa. Trước đó vào tháng 5 năm nay, Hiệp hội Các nhà Sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) cũng đã có kiến nghị giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô đăng ký mới tuy nhiên Bộ Tài chính không đồng ý và đánh giá là không phù hợp với bối cảnh. Theo văn bản báo cáo của Bộ trước đó, trong thời gian áp dụng Nghị định 70/2020/NĐ-CP, ngân sách Nhà nước đã giảm thu tới gần 6.000 tỉ đồng và kết luận việc giảm lệ phí trước bạ chỉ là “giải pháp ngắn hạn”.
![]() |
Ford Ranger cũng mới chuyển sang lắp ráp trong nước |
Khi nhìn lại năm 2020, chúng ta có thể thấy tác động rõ ràng của việc giảm 50% phí trước bạ đối với doanh số bán xe tại Việt Nam. So với năm 2019, doanh số xe du lịch của năm 2020 tăng 3% bất chấp dịch Covid-19. Tuy nhiên, số lượng xe lắp ráp trong nước CKD tăng tới 19%, trong khi số lượng xe CBU nhập khẩu nguyên chiếc giảm -33%. Sự chênh lệch này là kết quả trực tiếp của chính sách giảm 50% phí trước bạ dành cho xe CKD. Bản thân các hãng xe nhập khẩu cũng chủ động tung ra những chương trình khuyến mại để duy trì sức cạnh tranh với xe lắp ráp nhưng đó vẫn là một sự “phân biệt đối xử” với phần bất lợi thuộc về nhóm các hãng xe nhập khẩu.
![]() |
Audi là một trong những thương hiệu bị ảnh hưởng mạnh vì chính sách giảm thuế trước bạ cho xe CKD |
Bước sang năm 2021, quy định cách ly xã hội nghiêm ngặt tại Việt Nam buộc tất cả các nhà nhập khẩu và phân phối xe CBU phải tạm dừng kinh doanh. Nhận xét một cách công bằng thì sự ưu tiên dành riêng cho xe lắp ráp là điều khiến các nhà phân phối xe hơi nhập khẩu rơi vào khó khăn thực sự. Họ phải gánh nhiều tổn thất từ các văn phòng đăng ký, đăng kiểm xe ngưng hoạt động, trong khi các doanh nghiệp này vẫn phải trả chi phí cho việc thuê cơ sở thương mại, thuế, lưu kho và nguồn nhân lực.
Công ty TNHH Ôtô Á Châu là đơn vị phân phối xe nhập khẩu đầu tiên đề nghị việc giảm phí trước bạ cần được áp dụng cho cả xe CKD và xe CBU nhằm đảm bảo tính công bằng, cạnh tranh lành mạnh của thị trường xe Việt Nam. Có vẻ như đây là “tiếng lòng” chung của các đơn vị kinh doanh nhập khẩu và nhà phân phối xe Audi tại Việt Nam là đơn vị đầu tiên lên tiếng về vấn đề này. Việc này thêm một lần nữa đặt ra vấn đề mà rất nhiều người quan tâm: liệu phí trước bạ xe ô tô có thực sự cần thiết và mức đóng phí liệu có đang quá cao?
![]() Honda Việt Nam phối hợp cùng các Nhà Phân phối ô tô triển khai chương trình khuyến mại: Hỗ trợ 100% lệ phí trước bạ ... |
![]() Chỉ còn chưa đầy 6 ngày nữa, ưu đãi 50% lệ phí trước bạ đến từ hãng dành cho các mẫu xe nhà Mitsubishi sẽ ... |
![]() Tất cả khách hàng mua các mẫu xe VinFast gồm Fadil, Lux A2.0, Lux SA2.0 và VFe34 sẽ được hỗ trợ 100% lệ phí trước ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
