![]() |
Vấn nạn dùng điện thoại, Facebook cá nhân để vu khống, hăm dọa, lừa đảo khiến nhiều người rất bức xúc. Báo Dân trí |
Cách đây hai ngày ở Hà Tĩnh tôi đã tình cờ chứng kiến một cuộc gọi của một nam giới tự xưng là nhân viên Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP.HCM gọi đến chị - một nữ cán bộ Sở Văn hóa một tỉnh miền Trung, nội dung là Cảnh sát điều tra đã nắm được vụ việc chị X có hành vi rửa tiền 30 tỷ đồng, cơ quan chức năng đã biết họ tên, số điện thoại, tài khoản ngân hàng.
Tôi ra hiệu chị cứ tiếp tục nói chuyện để xem kẻ này muốn giở trò gì. Chị này rất bất ngờ trước thông tin rửa tiền nhưng theo ý tôi cũng hỏi lại người lạ mặt: "Vậy bây giờ em phải làm sao?", anh ta trả lời giọng hăm dọa: "Tôi có bảo chị làm gì đâu? Nhưng với việc rửa tiền thì cơ quan chức năng sẽ tìm đến chị, vậy thì chị hiểu thế nào rồi đấy...". Lúc ấy, tôi mới nói xen vào: "Xe công an đang đến sau lưng anh đấy, liệu mà lừa đảo!". Anh ta nghe vậy vẫn gồng lên thách thức rồi cúp máy.
Cũng trước đó mấy ngày, một cán bộ Tỉnh ủy một tỉnh miền Trung cũng cho tôi biết câu chuyện tương tự. Anh kể có một phụ nữ gọi điện thoại tự xưng là cán bộ công an một thành phố lớn miền Trung nói rằng anh đã bị phạt nguội vì lỗi khi tham gia giao thông bằng ô tô, cần phải chấp hành... Anh quá ngạc nhiên và trả lời: "Tôi không hề vi phạm vì đơn giản là tôi không có ô tô và không có bằng lái và cũng chẳng hề lái ô tô bao giờ". Người phụ nữ nghe xong cúp máy.
Anh Đ.V.K ở xã Cam Thành (Cam Lộ, Quảng Trị) cũng tìm đến phóng viên than thở và kêu cứu vì có kẻ nào đó đã gởi tin nhắn đến điện thoại của nhiều người với nội dung vu khống anh vay tiền mà không chịu trả rồi dùng lời lẽ khó nghe xúc phạm đến anh. Anh đã trình báo việc này với cơ quan chức năng.
Còn rất nhiều những câu chuyện như vậy khi vấn nạn dùng điện thoại, Facebook cá nhân để vu khống, hăm dọa, lừa đảo khiến nhiều người rất bức xúc, thậm chí ăn không ngon, ngủ không yên. Những kẻ bất lương ngày càng táo tợn, chúng không chỉ nhắm đến những người già cả, ít có thông tin, những phụ nữ nông thôn mà còn hướng đến các đối tượng có trình độ, nhận thức như sinh viên, cán bộ Nhà nước. Một số người đã bị lừa mất tiền. Hiện tượng này cần cảnh báo và khẩn trương xử lý.
Muốn không trở thành nạn nhân của những trò vu khống, hăm dọa và lừa đảo thì chúng ta cần lưu ý:
Bình tĩnh trước các cuộc điện thoại của những kẻ lạ mặt, không cung cấp các thông tin cá nhân như tên tuổi, địa chỉ, tài khoản cá nhân... dừng liên lạc ngay khi thấy đáng nghi và trình báo cơ quan chức năng.Trong mọi trường hợp không nên gửi tiền một cách dễ dãi, mất cảnh giác. Riêng chuyện phạt nguội về lỗi vi phạm Luật An toàn Giao thông đường bộ thì cơ quan công an đã thông báo rõ: cơ quan chức năng sẽ gởi văn bản đến người vi phạm, không có chuyện gọi điện thoại như đã nói ở trên.
Đề nghị cơ quan công an quan tâm hơn đến tình trạng này. Đã có trường hợp công dân trình báo nhưng được trả lời đó là SIM rác, rất khó tìm ra người lạ dùng điện thoại. Cơ quan công an cần kiểm tra các nhà mạng về việc quản lý SIM điện thoại, có chỉ thị về vấn đề này và có chế tài xử phạt nếu các nhà mạng nếu chỉ biết bán hàng vô tội vạ mà không có cách quản lý người mua SIM điện thoại một cách cụ thể và khoa học. Các nhà mạng không thể bàng quan đứng ngoài cuộc trước vấn nạn này. Công an nên xử lý nghiêm một khi phát hiện các đối tượng vu khống, hăm dọa và lừa đảo.
Hy vọng tình hình đã nêu sớm được cải thiện.
![]() Sáng 15/11, BHXH Việt Nam cho biết xuất hiện thêm nhiều đầu số lừa đảo người dân về việc nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ ... |
![]() Lâu nay, các vụ lừa đảo diễn ra như cơm bữa. Mỗi năm người dân và các tổ chức bị bọn lừa đảo lấy mất ... |
![]() Công an TP. HCM khuyến cáo người dân cẩn thận khi tham gia tìm việc trên các sàn thương mại điện tử, không cung cấp ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
