![]() |
Bệnh cúm là bệnh dễ mắc khi giao mùa. Ảnh: Minh họa |
Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính thì bệnh diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Cúm là một loại bệnh truyền nhiễm phổ biến do vi rút cúm gây ra, thường mắc ở thể nhẹ và sẽ tự khỏi trong thời gian ngắn. Mặc dù vậy vẫn có nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao có thể nhiễm cúm ở thể nặng, đe dọa tính mạng khi vi rút cúm gây tổn thương ở phổi, diễn tiến rất nhanh, dẫn đến suy hô hấp.
Những đối tượng dễ mắc cúm thường là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, bị mắc suy giảm miễn dịch (như nhiễm HIV/AIDS, tiểu đường, xơ gan, điều trị hóa chất…) thì khi nhiễm cúm có thể nặng hơn. Đặc biệt, những bệnh nhân khỏe mạnh, nếu nhiễm phải chủng cúm có độc lực cao, cũng có thể gây ra tình trạng tổn thương phổi nặng.
Theo Bộ Y tế để phòng tránh bênh cúm, người dân cần rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi; hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt; tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người nghi nhiễm cúm.
Bác sĩ khuyến cáo, đây vẫn chưa là thời điểm lạnh nhất trong năm ở miền Bắc, nên những ngày tới, cha mẹ chú ý đề phòng bệnh hô hấp, bệnh tiêu chảy do virus ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi là nhóm tuổi sức đề kháng còn yếu.
Đối với các công ty nếu công nhân bị mắc cúm cần tạo điều kiện cho các công nhân nghỉ ốm để đảm bảo sức khỏe và tránh lây nhiễm cho các công nhân khác. Tại các trường học cần thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng học sinh tiếp xúc hằng ngày. Với những trường hợp sốt cao, khó thở cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử lý, phòng tránh lây lan.
Hầu hết bệnh nhân cúm chỉ cần điều trị triệu chứng. Cơ thể sẽ loại trừ vi rút trong vài ngày. Kháng sinh như penicillin không có tác dụng diệt vi rút. Trong nhiều năm qua, 4 loại thuốc điều trị cúm đã được sử dụng. Các thuốc này ngăn sự nhân lên của vi rút cúm. Nếu uống thuốc trước khi bị bệnh hay trong 2 ngày đầu của bệnh, những thuốc này có thể phòng được nhiễm bệnh hay giảm số ngày bị bệnh.
Mặc dù amantadine và rimantadine được sử dụng trong nhiều năm qua, tương đối rẻ, có hiệu quả trong điều trị cúm A nhưng chúng thường gây nên tác dụng phụ ở người già sử dụng liều cao và có xu hướng dẫn đến kháng thuốc. Amantadine gây phản ứng phụ ở hệ thần kinh trung ương trong số 5-10% người uống thuốc. Phản ứng phụ có thể nặng hơn ở những người già hoặc những người bị suy thận. Những thuốc mới ức chế men neuraminidase như zanamivir and oseltamivir, có ít tác dụng phụ hơn và ít dẫn đến kháng thuốc hơn. Tuy nhiên, các thuốc này đắt hơn và không phổ biến ở nhiều nước. Đối với các trường hợp cúm nặng, cần phải nhập viện, chăm sóc tăng cường và điều trị kháng sinh để đề phòng nhiễm khuẩn thứ phát và hỗ trợ hô hấp.
![]() Đến thời điểm hiện tại, trước những bức xúc đòi hỏi quyền lợi được cấp nước sinh hoạt của các cư dân, chủ đầu tư ... |
![]() Thành ủy Hà Nội đã công bố kết quả xác minh ban đầu của Sở Y tế Hà Nội về vụ việc Bệnh viện Đa ... |
![]() Trạm gác chắn Văn Điển – Phan Trọng Tuệ được coi là gác chắn căng thẳng nhất ngành Đường sắt không chỉ bởi mật độ chạy ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
