![]() |
Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa thu giữ 620kg khẩu trang y tế đã qua sử dụng - Ảnh: Công an Hà Nội |
Khẩu trang y tế là một trong những vật dụng cần thiết, được khuyến cáo sử dụng trong việc phòng chống sự lây lan của virus corona. Gần 2 tháng qua, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 ở nước ta, khẩu trang y tế vẫn là một mặt hàng được nhắc đến thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đã xuất hiện rất nhiều hành động "xấu xí" liên quan đến chiếc khẩu trang, từ việc "mua tranh bán cướp", đến việc găm hàng, bán với giá "cắt cổ"...
Trong khi những sự việc nói trên chưa kịp lắng xuống thì chiều 19/2, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) kiểm tra, phát hiện 620kg khẩu trang y tế đã qua sử dụng, đựng trong bao tải, cất giấu trong một ngôi nhà tại thôn Đa Hội, xã Bắc Sơn. Đối tượng Nguyễn Minh Nguyên (24 tuổi) khai nhận đã thu mua số khẩu trang trên từ khu vực TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc - một địa điểm gần "tâm dịch" Covid-19.
Hiện cảnh sát chưa thông tin về mục đích thu gom của đối tượng này. Tuy nhiên, sự việc trên khiến nhiều người nhớ lại lời phát ngôn của ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường trong cuộc họp bàn các biện pháp phòng chống dịch do virus corona vào chiều ngày 7/2 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công thương.
Ông Trần Hữu Linh nói: "Đáng ngại là xuất hiện tình trạng khẩu trang dùng 1 lần nhưng được thu lượm lại, tái sử dụng và nước sát khuẩn cũng bị làm giả rồi bán trên mạng”.
Thời điểm ấy, thông tin này khiến nhiều người "giật mình". Bởi lẽ, trước sự khan hiếm của mặt hàng khẩu trang y tế tại các hiệu thuốc, các cửa hàng vật tư y tế..., nhiều người đã tìm cách mua trên mạng để đem về sử dụng. Và cũng thật khó để có thể khẳng định về chất lượng, sự an toàn của những chiếc khẩu trang được ship tới tận tay khách hàng như thế.
![]() |
Lực lượng chức năng cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) phát hiện, bắt giữ lượng lớn khẩu trang không rõ nguồn gốc xuất xứ vào sáng 12/2 - Ảnh: baotainguyenmoitruong.vn |
Trở lại hành vi thu gom khẩu trang y tế đã qua sử dụng để bán lại, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật Chính Pháp chia sẻ trên Zing.vn rằng, người vi phạm có thể bị truy cứu về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự nếu số tiền chiếm đoạt được từ 2 triệu đồng trở lên.
Cũng theo luật sư Cường, nếu số tiền chiếm đoạt do hành vi gian dối này dưới 2 triệu thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội. Cùng với đó, cơ quan chức năng tịch thu tiền thu lợi bất chính do phạm tội mà có.
Trường hợp tổ chức, cá nhân biết rõ loại khẩu trang này đã qua sử dụng, không đảm bảo chất lượng an toàn mà bán cho người khác thì tùy vào hành vi cụ thể, người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội Mua bán hàng giả hoặc tội Lừa dối người tiêu dùng. Các cơ sở bán khẩu trang đã qua sử dụng hoặc kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái mà trị giá tài sản bán ra từ 30 triệu đồng trở lên thì người vi phạm có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán hàng giả.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
