Đời sống
Đà Nẵng:

"Cấm cửa" Sơn Trà, người dân và du khách còn nhiều bỡ ngỡ

Xuân Hậu
Tác giả: Xuân Hậu
Những ngày đầu áp dụng việc quản lý du khách khi tham quan bán đảo Sơn Trà đã gặp không ít khó khăn. Nhiều du khách vẫn quen với việc sử dụng xe tay ga lên bán đảo, nhiều du khách còn bỡ ngỡ về việc làm thẻ, điểm xe trung chuyển.
cam cua son tra nguoi dan va du khach con nhieu bo ngo
Nhiều du khách vẫn dùng xe tay ga để tham quan Sơn Trà.

Những ngày qua, dọc tuyến đường hướng lên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng nhiều băng rôn tuyên truyền về lệnh cấm xe tay ga cũng như khung giờ tham quan bán đảo Sơn Trà được treo ở nhiều nơi. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, trong khoảng thời gian 7h đến 10h vẫn còn rất nhiều du khách điều khiển xe tay ga lên tham quan đỉnh Bàn Cờ, cây Đa di sản… Đa số họ đều không để ý đến biển báo đặt dưới lối lên, số khác lại cố tình phớt lờ.

Theo anh Nguyễn Đức Trà (du khách Hà Nội) cho biết: “Chúng tôi chưa nắm rõ thông tin này lắm nên khoảng 8h sáng nay, tôi cùng bạn của mình lái xe tay ga lên đỉnh Bàn Cờ chơi nhưng đã bị nhân viên của BQL bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng ngăn lại không cho lên. Chúng tôi đành đi về, tạm gác chuyến đi”.

cam cua son tra nguoi dan va du khach con nhieu bo ngo
Các băng rôn được treo dọc tuyến đường lên Sơn Trà.

Đại diện Công an phường Thọ Quang thông tin: “Chỉ trong vòng 4 tiếng từ 7h30 đến 9h00 sáng đã có gần 10 lượt xe tay ga quên để ý hoặc cố tình phớt lờ biển báo đặt dưới lối lên để chạy xe tham quan đỉnh Bàn Cờ. Chúng tôi đã phối hợp với nhân viên BQL bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng hướng dẫn họ xuống để xe ở trạm trung chuyển hoặc về đổi xe số để tiếp tục di chuyển nhằm đảm bảo an toàn khi lưu thông tại đây. Các địa điểm cấm xe tay ga khác ở bán đảo Sơn Trà khác cũng có trạm khác tương tự”.

Hiện nay, Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng đã đặt một trạm gác ở đoạn đường cách lối lên đỉnh Bàn Cờ khoảng 7km để ngăn xe tay ga lưu thông.

Ngoài ra, du khách tham quan tại Sơn Trà con phải đeo thẻ. Cụ thể, Đà Nẵng sẽ cấp phát thẻ cho người lên bán đảo Sơn Trà bằng 2 loại thẻ. Thẻ vàng có thời hạn dài ngày được lực lượng chức năng duyệt cấp cho các hộ dân có hoạt động trồng rừng, nhiếp ảnh gia, nghiên cứu sinh, nghiên cứu khoa học,…

Đối với khách du lịch, các cán bộ, nhân viên đến liên hệ làm việc hoặc có nhiệm vụ thực thi tại bán đảo Sơn Trà sẽ được phát thẻ xanh ngắn hạn, thẻ sử dụng và gửi trả lại cho nhân viên kiểm soát trong ngày. Việc cấp, phát thẻ là hoàn toàn miễn phí.

Bên cạnh đó, đối với việc sử dụng xe trung chuyển, hiện nay có những tuyến sau:

Tuyến 1 (từ nút giao đường Hoàng Sa đi điểm tham quan Cây Đa di sản): Lộ trình xuất phát từ Bãi xe phục vụ APEC – Cây Đa di sản và quay về (chiều dài là 9 km). Thời gian dự kiến di chuyển hết lộ trình tuyến 1 là 60 phút, trong đó di chuyển trên tuyến hết 30 phút và dừng tham quan tại Cây Đa là 30 phút. Tuyến này sẽ xuất phát từ 8h30, 10h30, 13h30 và 15h30 và sẽ kết thúc vào 9h30, 11h30, 14h30, 16h30.

Tuyến 2 (từ nút giao đường Yết Kiêu đi Đỉnh Bàn Cờ – Bãi Bắc): Lộ trình từ Bãi xe trung chuyển tại ngã ba đường Hoàng Sa và Lê Đức thợ – Nhà Vọng Cảnh – Sân bay trực thăng cũ – Đỉnh Bàn Cờ – Cây Đa di sản – chùa Linh Ứng – Bãi xe trung chuyển tại ngã ba đường Hoàng Sa và Lê Đức Thọ (dài 35km chiều đi và về).

Tổng thời gian dự kiến di chuyển hết lộ trình trên là 180 phút (3 giờ). Trong đó, thời gian xe di chuyển trên tuyến ước là 90 phút, thời gian dừng xe tại Nhà Vọng Cảnh, Sân bay trực thăng cũ, đỉnh Bàn Cờ và Cây Đa di sản là 15 phút cho mỗi điểm; Chùa Linh Ứng dừng 30 phút. Tuyến 2 sẽ bắt đầu tư 8h, 10h, 11h30 , 14h30 và sẽ kết thúc vào 11h, 13h, 14h30 và 17h30.

Tuyến 3 (từ nút giao đường Yết Kiêu – Suối Ôm), lộ trình từ Bãi xe trung chuyển tại ngã ba đường Hoàng Sa và Lê Đức Thọ – điểm ngắm Voọc – điểm ngắm cảnh – điểm ngắm Voọc – ngã ba Tiên Sa về hướng Nhà Vọng Cảnh – Bãi xe trung chuyển tại ngã ba đường Hoàng Sa và Lê Đức Thọ (dài 32 km chiều đi và về).

Tổng thời gian dự kiến di chuyển trên tuyến là 130 phút. Trong đó thời gian di chuyển là 75 phút, thời gian dừng tại điểm ngắm cảnh là 15 phút, dừng tại mỗi điểm ngắm Voọc là 20 phút. Tuyến này sẽ xuất phát từ 7h30, 15h30 và kết thúc lúc 9h40, 17h40.

Trước đó, tại đây thường xuyên xảy ra các tai nạn thương vong cho du khách khi tham quan bằng xe tay ga. Để đảm bảo an toàn, UBND Đà Nẵng đã thông qua kế hoạch thí điểm quản lý du khách tham quan trong 3 tháng (từ 15/11/2019 - 15/02/2020).

cam cua son tra nguoi dan va du khach con nhieu bo ngo Ô nhiễm không khí trở lại khắp các tỉnh miền Bắc

Sau 2 ngày chất lượng không khí tương đối tốt, từ đêm 15/11, ô nhiễm trở lại khắp các tỉnh miền Bắc và thủ đô ...

cam cua son tra nguoi dan va du khach con nhieu bo ngo Thời tiết ngày 16/11: Bắc Bộ ngày nắng ấm, đêm trời lạnh

Khu vực Bắc Bộ dự báo có nắng ấm, đêm và sáng sớm trời lạnh trong ngày 16/11.

cam cua son tra nguoi dan va du khach con nhieu bo ngo “Nếu lại chấn thương nữa, con sẽ giải nghệ!”

Mềm mại, thông minh, tinh tế, và hào hoa, đó là những từ có thể hình dung về 'đôi chân pha lê' Nguyễn Tuấn Anh, ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm