![]() |
Nhiều sáng kiến cải tạo kỹ thuật của người lao động tiết kiệm nguồn chi phí lớn cho doanh nghiệp. Ảnh: TT |
Sáng kiến thu lợi khoảng 8 tỷ đồng
Bạch Lê Ngọc Châu, quê An Giang, sinh năm 1990, hiện đang làm Giám sát bộ phận kỹ thuật tại Công ty Sài Gòn Stec, thuộc Công đoàn Khu công nghiệp (KCN VSIP, Bình Dương). Chị Châu đã có sáng kiến cải tiến thiết bị Jig chuyển đổi nguyên liệu Lens, giảm hàng hư ngoại quan. Với sáng kiến này đã mang lại hiệu quả kinh tế cho Công ty lên đến 7.992 tỷ đồng.
Chia sẻ về quá trình cải tiến kỹ thuật của mình, Ngọc Châu khiêm tốn cho rằng những nỗ lực của mình chưa là gì so với đồng nghiệp. Bắt đầu ý tưởng cải tiến Jig từ năm 2019, trải qua nhiều thử nghiệm thất bại, rồi thành công, Ngọc Châu đã đạt được kết quả xứng đáng cho mình.
Cụ thể, trong quá trình làm việc, nhận thấy hàng làm ra bị hư hại khá nhiều từ dưới xưởng cho nên Ngọc Châu đã mày mò áp dụng kỹ thuật mình học được để cải tiến máy móc cũng như hạn chế tác động từ con người. Tuy nhiên, ban đầu với sự cải tiến của mình, thiết bị Jig chuyển đổi nguyên liệu Lens vẫn còn thủ công, phụ thuộc vào sự khéo léo của người công nhân khá cao, tỷ lệ hàng hư vẫn còn nhiều.
Sau đó, Ngọc Châu tiếp tục mày mò, tìm hiểu kỹ thuật của người Nhật và cô đã áp dụng 3D cùng công nghệ hiện đại vào sản xuất. Lúc này, phương pháp của cô khá thành công, đạt hiệu quả tốt, điều quan trọng là không còn phụ thuộc vào độ tỉ mỉ của người lao động. Cải tiến thiết bị Jig chuyển đổi nguyên liệu Lens của Ngọc Châu đã giảm được 0.2% hàng hư so với trước đây.
![]() |
Bạch Lê Ngọc Châu hiện đang làm Giám sát bộ phận kỹ thuật tại Công ty Sài Gòn Stec. Ảnh NVCC |
Tân cử nhân Ngữ văn thành giám sát kỹ thuật tài năng
Nhiều người sẽ tò mò về quá trình đạt được thành công như ngày hôm nay của Ngọc Châu. Ban đầu, Châu theo học Đại học Cửu Long (Vĩnh Long) với chuyên ngành Ngữ văn. Trong quá trình chờ bằng tốt nghiệp đại học, Châu đã cùng chị gái lên Bình Dương để làm công nhân. Ngay khi ra trường Châu đã đầu quân về làm công nhân cho Công ty Sài Gòn Stec đến nay đã được khoảng 10 năm.
Sau khoảng 1.5 năm làm công nhân, Ngọc Châu đã xin phỏng vấn chuyển lên vị trí ở phòng kỹ thuật. Châu kể rằng, trong quá trình làm công nhân cô đã được tiếp xúc với máy móc và lãnh đạo người Nhật. Cô nhận ra rằng mình cần học tiếng Nhật để hiểu và giao tiếp với họ. Chính vì thế, trong quá trình làm việc tại Công ty, Châu đã học thêm tiếng Nhật. Sau khi thi đỗ vào vị trí ở phòng kỹ thuật, cô gái nhỏ tiếp tục học hỏi về các máy móc từ chính lãnh đạo người Nhật của mình.
![]() |
Bằng khen của UBND tỉnh Bình Dương tặng cho Ngọc Châu. Ảnh NVCC |
“Ban đầu tôi cũng gặp nhiều khó khăn vì ngành mình học ở trường khác xa với công việc hiện tại đang làm. Nên lúc đầu chuyển qua phòng kỹ thuật cũng khó, hơi nản, nhưng sau đó một thời gian thì rất thích và không muốn từ bỏ". Khi theo lãnh đạo người Nhật đi khảo sát, nghe họ giải thích, cô đã hiểu thêm về các loại máy móc. Từ đó, mày mò và đưa ra được nhiều sáng kiến có lợi cho doanh nghiệp trong hạn chế hàng hư.
Chính nhờ sáng kiến cải tiến kỹ thuật này của mình mà cô đã được nhận Bằng khen của UBND tỉnh Bình Dương và biểu dương từ Công đoàn KCN VSIP Bình Dương trong thời gian vừa qua. Chia sẻ cảm xúc của mình, Ngọc Châu rất mừng và hạnh phúc, cô không ngờ rằng, sáng kiến của mình lại đoạt được giải cao và sự công nhận to lớn như thế. Hiện tại, bản thân Ngọc Châu cũng đang triển khai một đề án ý tưởng mới, liên quan đến hạn chế hàng hư cho Công ty. Cô khá kỳ vọng vào sáng kiến cải tiến lần này tiếp tục có giá trị kinh tế lớn và được công nhận từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
![]() |
![]() Đoàn Khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do đồng chí Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công ... |
![]() 9 tháng đầu năm 2022, Bình Dương đạt được kết quả toàn diện trên các lĩnh vực. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước ... |
![]() Tuy là “lá cờ đầu của cả nước” trong xây NƠXH, nhưng cũng như tình trạng chung trên cả nước, Bình Dương vẫn đang thiếu ... |