Đời sống

Cải cách tiền lương thì phải tăng lương

Ý YÊN (T.H)
Tác giả: Ý YÊN (T.H)
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh khi nói cải cách tiền lương thì phải đạt được mục tiêu tăng lương. Đây là mục tiêu của Đảng và mong muốn của tất cả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức...
Tăng lương giúp người lao động “lăn xả với công việc” Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: "Không để tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý" Không để hàng hóa “té nước theo lương", khiến người lao động mừng ít, lo nhiều Tăng lương cơ sở 30% từ 1/7, cao nhất từ trước đến nay

“Thận trọng, chắc chắn, kỹ lưỡng...”

Tại buổi họp báo chiều 20/6, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, từ tháng 12/2023 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách tiền lương đã có tới 21 cuộc họp, không kể ngày nghỉ; nhằm bàn thảo kỹ lưỡng để đưa ra phương án tốt nhất.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ Chính trị đã thống nhất tăng lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức hơn 30%, từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng từ 1/7/2024.

Cải cách tiền lương được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo sự hài hòa tương quan giữa các đối tượng, công bằng, bình đẳng.

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cải cách phải làm từng bước theo lộ trình, rõ đến đâu, làm đến đấy. Những gì khó khăn, vướng mắc, bất cập không được nôn nóng mà phải rất thận trọng, nghiên cứu kỹ lưỡng và nếu chưa rõ phải tiếp tục nghiên cứu để báo cáo cấp có thẩm quyền.

Cải cách tiền lương thì phải tăng lương
Cải cách tiền lương là vấn đề được cán bộ công chức, viên chức, người lao động quan tâm - Ảnh minh họa

“Khi nói cải cách tiền lương thì phải đạt được mục tiêu tăng lương”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, đồng thời cho biết phải bám sát Nghị quyết 27 để nghiên cứu phương án phù hợp nhất, để tất cả các đối tượng liên quan đến chính sách tiền lương phải được tăng lương.

Sở dĩ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đao cải cách tiền lương đưa ra các nguyên tắc trên và khi triển khai thì “thận trọng, chắc chắn, kỹ lưỡng, toàn diện, đồng bộ, cụ thể...” là do chính sách tiền lương là một vấn đề hệ trọng, lớn và rất phức tạp, rất nhạy cảm, tác động tới hàng chục triệu cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong khu vực công.

Đồng thời, nó có tác động tới trên 50 triệu đối tượng hưởng các cơ chế, chính sách gắn với lương cơ sở.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, đối với khu vực doanh nghiệp, lương tối thiểu vùng sẽ điều chỉnh tăng 6% từ 1/7/2024. Theo đó, lương vùng 1 nâng lên 4,96 triệu đồng; vùng 2 là 4,41 triệu đồng; vùng 3 là 3,86 triệu đồng và vùng 4 là 3,45 triệu đồng.

Ngoài ra, từ 1/7/2024, mức lương tối thiểu giờ cũng tăng tương ứng 6%.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, sẽ thực hiện công tác quản lý thu nhập đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhà nước phát triển và nâng cao đời sống của người lao động.

Đối với thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công, phải thận trọng theo lộ trình, từng bước, hợp lý, chắc chắn và hiệu quả nhất, an toàn nhất, không gây xáo trộn, phức tạp tình hình và đạt được mục tiêu là tăng cho tất cả các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước và hưởng các chính sách liên quan đến an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.

Tăng 30% mức lương cơ sở là phương án tối ưu nhất

Bộ Chính trị thống nhất thực hiện 4/6 nội dung đã rõ của Nghị quyết 27, gồm: Nâng lương theo vị trí việc làm, theo năng lực; bố trí 10% quỹ tiền thưởng bằng tổng quỹ lương cơ bản để thưởng đột xuất và thưởng thành tích hằng năm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thống nhất 5 nguồn đảm bảo cho cải cách tiền lương; xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý tiền lương, thu nhập.

2 nội dung hiện còn vướng mắc là các bảng lương mới (bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương); cơ cấu lại và sắp xếp thành 9 chế độ phụ cấp mới, sẽ thực hiện theo lộ trình.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, khi xây dựng bảng lương chức vụ, chức danh lãnh đạo và bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức đã phát sinh một số vấn đề.

Cải cách tiền lương thì phải tăng lương
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà tại buổi cung cấp thông tin định kỳ chiều 20/6 - Ảnh: VGP/LS

Theo đó, khi bãi bỏ lương cơ sở và hệ số lương để xây dựng 2 bảng lương này dẫn đến tương quan giữa các đối tượng không đảm bảo. Công chức được tăng chỉ hơn 20% còn viên chức có thể tăng hơn 50%, đối tượng khác tăng bình quân tăng khoảng 30,6%. Bên cạnh đó, có nhiều đối tượng tăng chỉ khoảng 3 - 5%, thậm chí không được tăng hoặc thấp hơn so với lương hiện hưởng.

Do thay đổi cơ cấu quỹ phụ cấp trong tổng quỹ lương từ 40%/60% thành 30%/70%, đồng thời do bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức, viên chức một số chuyên ngành và phải sắp xếp lại nhiều chế độ phụ cấp hiện nay thành một chế độ phụ cấp mới dẫn đến rất nhiều đối tượng phụ cấp sẽ bị tụt giảm.

Đáng chú ý là lực lượng nhà giáo sẽ không còn phụ cấp thâm niên. Những phát sinh này dẫn đến có đối tượng được tăng trên 30%, 15%, nhưng có đối tượng không được tăng hoặc tăng thấp hơn.

Trước tình hình đó, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, buộc phải chọn phương án tối ưu nhất là điều chỉnh tăng đều tất cả 30% trên cơ sở giữ mức lương cơ sở.

Phương án này không ảnh hưởng đến các quy định của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước gắn với lương cơ sở, xây dựng các cơ chế, chính sách về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết sẽ thực hiện theo lộ trình việc trả lương theo vị trí việc làm và chức vụ, chức danh lãnh đạo nhưng trước mắt giữ nguyên tất cả các loại phụ cấp hiện nay đang được hưởng và tiếp tục rà soát với một số đối tượng còn bất cập trên thực tiễn, thời gian vừa qua đã đề xuất nhưng chưa được giải quyết.

Tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp
bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7

Cùng với việc tăng 30% lương cơ sở cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1/7 này, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi và trợ cấp xã hội cũng có mức hưởng tăng lên.

Trên cơ sở đề xuất điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Chính phủ đề xuất từ ngày 1/7 điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng (tháng 6/2024). Đồng thời, đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995, sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng, có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng/tháng.

Chính phủ cũng đề xuất điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ 2,055 triệu đồng lên 2,789 triệu đồng/tháng (tăng 35,7%, cao hơn 5,7% so với mức tăng lương 30% của công chức; năm 2023, mức điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công cũng cao hơn 5,7% mức tăng lương cơ sở); giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp. Đồng thời, điều chỉnh trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360 nghìn đồng lên 500 nghìn đồng/tháng (tăng 38,9%).

Chính phủ đề nghị cho phép mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách Trung ương và địa phương để chi cho việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội, chính sách an sinh xã hội và tinh giản biên chế.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: "Không để tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý"

Ngày 12/6, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo, đánh giá ...

Không để hàng hóa “té nước theo lương Không để hàng hóa “té nước theo lương", khiến người lao động mừng ít, lo nhiều

Việc tăng lương sẽ chỉ thực sự có ý nghĩa khi giá cả hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ, tăng lương không tạo ra ...

Tăng lương cơ sở 30% từ 1/7, cao nhất từ trước đến nay Tăng lương cơ sở 30% từ 1/7, cao nhất từ trước đến nay

Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, từ 1/7 lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng từ 1,8 ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm