Đời sống

Cách sơ cứu sai của bác sỹ cho tay vào miệng bệnh nhân lên cơn co giật trên máy bay

Vân Anh (T.H)
Tác giả: Vân Anh (T.H)
Theo chuyên gia dùng tay nhét vào miệng người đang bị co giật là cách sơ cứu không nên làm vì có thể gây nguy hiểm cho cả hai người.
cach so cuu sai cua bac sy cho tay vao mieng benh nhan len con co giat tren may bay

Nguy hiểm khi dùng tay nhét vào miệng người đang co giật

Mới đây, trên một diễn đàn chia sẻ thông tin về sự cố bất ngờ xảy ra trên một chuyến bay.

Thông tin chia sẻ như sau: "Một nữ khách hàng khoảng 30 tuổi tự dưng tím tái, ngất xỉu, co giật, liên tục cắn lưỡi, may mắn trên khoang có hành khách là bác sĩ kịp thời xử lý. Khách hàng đã được bác sĩ sơ cứu và nhét tay vào miệng để ngăn cắn lưỡi, xe cứu thương cũng đến chờ sẵn ở dưới. Thật may mắn vì có bác sỹ trên chuyến bay".

Sau khi, thông tin trên chia sẻ, người bác sĩ trên được tung hô như là một "người hùng" vì đã cứu sống được nạn nhân. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc bác sĩ dùng tay nhét vào miệng bệnh nhân là cách sơ cứu sai và có thể nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân.

cach so cuu sai cua bac sy cho tay vao mieng benh nhan len con co giat tren may bay

Thông tin chia sẻ trên mạng xã hội.

Trao đổi với Bác sĩ Ngô Đức Hùng, khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ Hùng cho rằng khi nạn nhân co giật cho tay vào miệng nạn nhân là không nên vì sẽ có rất nhiều nguy cơ xảy ra.

Thứ nhất, khi nạn nhân co giật sẽ có xu hướng bị co cơ làm cho cơ miệng của bệnh nhân bị cứng lại, cứng hai hàm. Nếu tình huống này người sơ cứu cho tay vào sẽ có nguy có cao sẽ bị chấn thương và nhiễm trùng.

"Nguyên tắc sơ cứu và cấp cứu chung ở cộng đồng là phải đảm bảo an toàn cho người tham gia sơ cứu (người hỗ trợ nạn nhân) và đảm bảo an toàn cho nạn nhân. Trong trường hợp này người tham gia sơ cứu cho tay vào miệng bệnh nhân nguy cơ không an toàn có thể xảy ra, rất có thể sẽ bị chấn thương do nạn nhân cắn (người cắn).

Vết thương do người cắn là tổn thương có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cực kỳ lớn. Vì trong khoang miệng của người có rất nhiều vi khuẩn, tạp khuẩn", bác sĩ Hùng cho biết.

Thứ 2, nếu có đưa tay vào miệng khi nạn nhân co giật cũng không giúp ích được gì. Bởi vì, khi nạn nhân co giật thì toàn bộ cơ sẽ bị tăng trương lực cho nên rất hiếm trường hợp bệnh nhân bị cắn vào lưỡi.

Trong trường hợp có cắn vào lưỡi thì vết thương cũng không quá nghiêm trọng. Bệnh nhân co giật nếu có cắn vào lưỡi chỉ cắn vào hai bên rìa lưỡi. Rất ít trường hợp cắn vào lưỡi có tổn thương nghiêm trọng gây chảy máu tới mức chết được.

Theo GS. Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, khoa Tâm thần, Bệnh viện 103, co giật có nhiều nguyên nhân khác nhau, co giật ở trẻ con và người lớn cũng khác nhau. Ở người lớn có thể do bệnh lý động kinh, ngộ độc (ngộ độc thần kinh trung ương gây ra co giật)...

Nếu cơn co giật grand-mal seizures là một tình trạng co giật cơ tần suất cao và kéo dài. Cơn co giật này là lành tính và không gây ra nguy hiểm. Còn trường hợp co giật bệnh lý liên quan tới động kinh sẽ xuất hiện theo cơn, co giật này bác sĩ cần phải khám để loại trừ bệnh lý.

GS. Đức cho hay, khi nạn nhân xảy ra co giật bởi bất cứ nguyên nhân gì thì việc can thiệp như nhét vải, nhét tay, đũa… vào miệng đều không có tác dụng giúp đỡ cho nạn nhân. Thay vì thực hiện những hành động trên thì hãy bình tĩnh giúp cho nạn nhân tránh khỏi những nơi nguy hiểm như: gần bếp lửa, bờ sông, vật dụng gây chấn thương…

Bác sĩ Phạm Văn Tiến, Trưởng khoa cấp cứu Học viện Quân y 103 khuyến cáo khi nạn nhân bị co giật sơ nếu cấp cứu sai cách như: dùng khăn vải, tay nhẹt vào miệng có thể nguy hiểm tới tính mạng của nạn nhân.

Ví dụ, việc dùng khăn vải nhét vào miệng nạn nhân khiến cho bệnh nhân không thở. Do đờm rãi trong miệng bệnh nhân có thể vào khí quản gây ra tắc đường thở và tử vong. Còn trường hợp cho tay của người sơ cứu vào có thể bị tổn thương cho người sơ cứu do nạn nhân cắn.

Cách sơ cứu khi có bệnh nhân co giật:

- Cho bệnh nhân nằm xuống để tránh ngã và tổn thương.

- Nới lỏng quần áo để bệnh nhân có đường thở thông thoáng.

- Lót 1 cái khăn hoặc 1 cái áo dưới đầu bệnh nhân tránh cho bệnh nhân lúc lắc đầu bị va đập vào những vật xung quan, tránh tổn thương da.

- Nếu bệnh nhân có con giật vùng tay chân thì tuyệt đối không giữ tay, chân bệnh nhân. Nên di chuyển những đồ vật có thể rơi hoặc vỡ xa vị trí nhân viên nằm.

- Mọi người nên kiên nhẫn chờ đợi để cơn co giật qua đi. Sau đó nên cho bệnh nhân nằm nghiêng để đờm, rãi trong miệng bệnh nhân chảy ra tránh cho việc gây kho thở cho bệnh nhân.

cach so cuu sai cua bac sy cho tay vao mieng benh nhan len con co giat tren may bay Công ty nước sạch Sông Đà nhận lỗi với người dân, xin miễn phí tiền nước 1 tháng

Công ty nước sạch Sông Đà vừa phát đi thông cáo gửi lời xin lỗi người dân và xin miễn tiền nước 1 tháng sau ...

cach so cuu sai cua bac sy cho tay vao mieng benh nhan len con co giat tren may bay Thời tiết ngày 25/10: Bắc Bộ trời lạnh, Nam Bộ ngày nắng

Bắc Bộ trời lạnh vào đêm và sáng, trong khi khu vực Nam Bộ dự báo trời nắng trong ngày 25/10.

cach so cuu sai cua bac sy cho tay vao mieng benh nhan len con co giat tren may bay Xử lý cặn dầu thải sông Đà, chi phí có thể lên tới 50 triệu đồng/m3

Theo một đơn vị xử lý môi trường, chi phí để xử lý căn dầu thải sông Đà có thể lên đến 50 triệu đồng/m3.

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm