![]() |
Thời tiết nắng nóng rất dễ làm cho thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn dẫn tới nguy cơ ngộ độc thực phẩm - Ảnh minh hoạ |
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng
Trong mùa hè nắng nóng, việc gia tăng sử dụng nước đá, nguyên liệu tươi sống, chế biến thức ăn không nấu chín kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc không đun lại sau khi bảo quản thức ăn quá 2 giờ... dễ dẫn tới nguy cơ ngộ độc thực phẩm hay mắc bệnh truyền qua thực phẩm. Đặc biệt, thức ăn được chế biến có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm như thịt, cá, hải sản, sữa… càng dễ mắc phải nguy cơ này.
Theo một số chuyên gia về An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết, trong các thực phẩm kém chất lượng thường xuất hiện 7 loại vi khuẩn. Những loại vi khuẩn này khi ở trong môi trường nắng nóng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Chẳng hạn như vi khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột, tiêu chảy; vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn; vi khuẩn Shigella gây đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc đường ruột; vi khuẩn Staphylococcus aureus gây mủ ở vết thương; vi khuẩn Clostridium gây tiêu chảy; vi khuẩn Vibrio cholerae gây bệnh tả...
![]() |
Các trường hợp ngộ độc thực phẩm chay ở chợ Túy Loan (Đà Nẵng), tháng 5/2020 - Ảnh: CAND |
Đối với các loại thực phẩm đã nhiễm khuẩn ở mức độ cao thì dù thức ăn được nấu chín, đun sôi thì độc tố vẫn còn, người sử dụng vẫn có nguy cơ bị ngộ độc.
Bên cạnh đó, mùa hè cũng làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do rác, nước thải và sự phát triển mạnh của côn trùng truyền bệnh như ruồi, nhặng, gián, muỗi... Với những cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, nếu không tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn trong chế biến thực phẩm dễ dẫn đến nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm.
![]() |
Hàng trăm người bị ngộ độc thực phẩm sau khi đi dự tiệc cưới tại tỉnh Bình Phước, tháng 6/2020 - Ảnh: Hoàng Giáp |
Nguy cơ xảy ra ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm càng gia tăng tại các đám cưới, giỗ, bếp ăn tập thể...
Bên cạnh đó, hành vi không bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm đang trở thành nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cộng đồng.
Các nguyên tắc phòng ngừa
Để phòng tránh được ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa hè, người dân cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm; bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch; bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, nên thực hiện “ăn chín, uống sôi”.
![]() |
Người dân cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi để đảm bảo an toàn thực phẩm - Ảnh minh hoạ |
Đối với việc bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh cần chú ý: Tủ lạnh chỉ có tác dụng làm chậm sự biến chất của thực phẩm; hạn chế sự sinh sôi và phát triển của vi sinh vật do cơ chế giảm nhiệt độ và độ ẩm. Nếu đưa quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh, không khí lạnh không lưu thông được; nhiệt độ ngăn mát, ngăn đá không đảm bảo; thực phẩm không vệ sinh, sơ chế trước khi bảo quản trong tủ lạnh; thực phẩm sống để lẫn thức ăn chín… sẽ làm gia tăng ô nhiễm thực phẩm, làm cho thực phẩm nhanh hỏng.
![]() |
Bên cạnh đó, người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm, kinh doanh mặt hàng ăn uống phải có trách nhiệm, giữ gìn đạo đức trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm để góp phần phòng tránh hiệu quả ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cả cộng đồng.
Các nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn, phòng tránh ngộ độc trong mùa hè: - Chọn thực phẩm an toàn. - Nấu kỹ thức ăn. - Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín. - Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín. - Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn. - Không để lẫn thực phẩm sống và chín. - Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ. - Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ. - Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các động vật khác. - Sử dụng nguồn nước sạch. |
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
