Nhịp cầu việc làm

Các vị trí việc làm doanh nghiệp FDI có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay

THU THỦY
Tác giả: THU THỦY
Theo kết quả khảo sát của ManpowerGroup và Viện Khoa học Lao động & Xã hội, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội giai đoạn 2021-2023, các doanh nghiệp FDI có nhu cầu tuyển dụng cao nhất đối với 10 vị trí việc làm.
Đào tạo kỹ năng cho lao động ngành CN chế biến chế tạo tại doanh nghiệp FDI

Theo báo cáo, 100% các doanh nghiệp FDI được khảo sát đều có nhu cầu tuyển mới lao động có kỹ năng từ thấp đến cao, với các lý do đa dạng như mở rộng sản xuất kinh doanh, thay thế nhân viên thuyên chuyển hoặc cần thêm nhân viên trong thời kỳ cao điểm của sản xuất và đặc biệt là phục vụ cho việc đầu tư nâng cấp công nghệ và tự động hóa.

Hơn 1/2 số doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng ở mức trung bình, khoảng 1/3 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng ở mức cao và rất cao và chỉ có một bộ phận nhỏ doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng ở mức thấp và rất thấp.

Các vị trí việc làm doanh nghiệp FDI có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay
Các doanh nghiệp FDI đang khó tuyển dụng lao động có kỹ năng cao. Ảnh: Lưu Hà.

Hiện nay, các vị trí công việc khó tuyển dụng tại doanh nghiệp FDI gồm:

Nhóm vị trí yêu cầu kỹ năng thấp (đơn giản): Công nhân sản xuất, công nhân vận hành máy móc trang thiết bị, lao động phổ thông.

Nhóm vị trí yêu cầu kỹ năng trung bình: Nhân viên quản lý chất lượng sản phẩm, nhân viên thiết kế sản phẩm phiên dịch viên, nhân viên kinh doanh, tiếp thị, nhân viên IT, nhân viên kỹ thuật (thợ cơ khí, kỹ thuật viên bảo trì).

Nhóm vị trí yêu cầu kỹ năng cao: Lãnh đạo, quản lý (giám đốc nhân sự, giám đốc tài chính, giám đốc sản xuất, giám đốc nghiên cứu phát triển sản phẩm); kỹ sư điện tử, thiết kế sản phẩm, đồ họa; kỹ sư công nghệ thông tin, lập trình viên.

Các vị trí doanh nghiệp FDI cần tuyển dụng trong giai đoạn hiện nay
Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư của các doanh nghiệp FDI ngày càng cao. Ảnh minh họa: IT

Xuất phát từ việc khó khăn trong tuyển dụng, các doanh nghiệp FDI hiện nay đang có nhu cầu tuyển dụng cao ở 10 vị trí gồm:

1. Công nhân sản xuất, vận hành máy móc/thiết bị.

2. Kỹ sư/kỹ thuật viên trong các lĩnh vực và các cấp trình độ (kỹ sư điện, tự động hoá; kỹ sư/ thợ cơ khí; kỹ thuật viên bảo trì…)

3. Nhân viên kinh doanh/ Marketing/bán hàng.

4. Nhân viên chăm sóc khách hàng.

5. Nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

6. Nhân viên thiết kế sản phẩm.

7. Nhân viên xuất nhập khẩu.

8. Nhân viên quản lý/giám sát chất lượng sản phẩm.

9. Nhân viên vận tải và logistic (vận tải, kho vận, điều vận…)

10. Các vị trí quản lý (giám đốc nhân sự, giám đốc điều hành…

Các vị trí công việc trên hết sức quan trọng trong bối cảnh một thế giới việc làm đang liên tục thay đổi. Đi liền với đó, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đặt ra yêu cầu kỹ năng số là kỹ năng bắt buộc, sống còn cho người lao động trong kỷ nguyên 4.0.

Người lao động cần kỹ năng số để làm chủ công nghệ, tận dụng tối đa các cơ hội mà khoa học công nghệ mang lại nhằm phục vụ cho yêu cầu công việc, từ những công việc đòi hỏi những kỹ năng sử dụng tin học, công nghệ thông tin cơ bản đến những công việc cần kỹ năng ở mức cao và rất cao như các ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây.

Các vị trí việc làm doanh nghiệp FDI có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay
Người lao động cần có kỹ năng cao để làm chủ công nghẹ. Ảnh minh họa: IT

Do thị trường thiếu hụt lao động kỹ năng nên các doanh nghiệp đều mong muốn, đề nghị Nhà nước hỗ trợ. Cụ thể như, tăng số lượng giờ làm thêm đối với một số vị trí lao động sản xuất hoặc cho phép doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận về số giờ làm thêm. Cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng lao động ở độ tuổi trung niên, từ 40 tuổi trở lên. Đặc biệt, cần có quy định về việc sử dụng lao động kỹ thuật qua tuổi nghỉ hưu nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Vì sao doanh nghiệp thiếu nhân lực nhưng lao động vẫn thất nghiệp? Vì sao doanh nghiệp thiếu nhân lực nhưng lao động vẫn thất nghiệp?

Thị trường lao động sau đại dịch được đánh giá phục hồi tích cực. Tuy nhiên, có một nghịch lý đang tồn tại là lao ...

Lao động trẻ Việt Nam thiếu kỹ năng mềm Lao động trẻ Việt Nam thiếu kỹ năng mềm

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Tuy nhiên, lực lượng lao động trẻ lại thiếu kỹ ...

Nhân lực ngành bảo hộ lao động đang thiếu nhưng đại học khó tuyển sinh Nhân lực ngành bảo hộ lao động đang thiếu nhưng đại học khó tuyển sinh

Doanh nghiệp thì khó khăn tìm nhân lực được đào tạo bài bản, chất lượng cao trong lĩnh vực bảo hộ lao động nhưng các ...

Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Trong bối cảnh thị trường lao động Hà Nội luôn sôi động nhưng cũng đầy cạnh tranh, việc tìm kiếm một công việc phù hợp không hề dễ dàng. Nhiều năm nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã trở thành địa chỉ tin cậy, là cầu nối hiệu quả giữa người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để "săn việc" thành công tại đây, người lao động cần trang bị những kỹ năng và chiến lược nhất định.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trong bối cảnh thị trường lao động đang chuyển mình mạnh mẽ sau đại dịch và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Trung tâm Dịch vụ việc làm (TTDVVL) Hà Nội tiếp tục khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng giữa người lao động và doanh nghiệp. Với hệ thống sàn giao dịch việc làm chính thống, hoạt động bài bản và định hướng hỗ trợ toàn diện, Trung tâm đang góp phần ổn định thị trường lao động Thủ đô – một trong những yếu tố then chốt cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Tin tức khác

Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm: Gỡ "nút thắt" cung - cầu lao động

Dù thời tiết những ngày đầu năm 2025 không mấy thuận lợi với mưa rét kéo dài, Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm (Hà Nội) vẫn nhộn nhịp đón người lao động đến làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm và các doanh nghiệp đến tuyển dụng.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Đầu năm 2025, có 35 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng với hơn 14.200 người, ở các trình độ từ lao động phổ thông đến đại học trở lên.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.
Xem thêm